Viêm da cơ địa ở đầu – Nhận biết và điều trị sao cho hiệu quả
Viêm da cơ địa ở đầu thường kéo dài dai dẳng và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chủ động kiểm soát bệnh một cách tốt nhất bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn tổng quan về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa ở đầu nhé!
1. Viêm da cơ địa ở đầu là gì?
Viêm da cơ địa ở đầu là bệnh lý ngoài da mãn tính, đặc trưng bởi các dấu hiệu xuất hiện ở da đầu như khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ và nổi mẩn đỏ. Vì chúng bắt đầu từ vùng da đầu nên các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn sang các bệnh thông thường khác như nấm da đầu, gàu,…
Vậy viêm da cơ địa ở đầu có lây không? Đây là bệnh lý khởi phát do cơ địa của người bệnh nên không có khả năng lây lan sang người khác. Có nghĩa là cho dù bạn tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước trên da đầu của người bệnh thì bạn cũng hoàn toàn không có nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn không điều trị dứt điểm thì bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn và lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.
2. Nguyên nhân viêm da cơ địa ở đầu
Nguyên nhân viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở đầu nói riêng vẫn chưa được xác minh cụ thể. Theo nghiên cứu, một số yếu tố liên quan đến sự khởi phát viêm da cơ địa ở da đầu như:
- Di truyền: Thống kê cho thấy nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì có khoảng 60% trường hợp con mắc bệnh. Còn nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ này tăng lên tới 80%.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy giảm, “hàng rào bảo vệ” bị hư hỏng tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa ở đầu.
- Cấu trúc da: Mỗi người lại có đặc điểm cấu trúc da đầu khác nhau như da khô, da dầu hay da hỗn hợp. Trường hợp da quá khô hoặc quá nhờn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn.
- Thay đổi nội tiết tố: Trong một số trường hợp như phụ nữ mang thai hoặc sinh con, người dùng các loại thuốc,…có thể khiến cơ thể thay đổi nội tiết tố. Từ đó bùng phát các bệnh lý liên quan hệ miễn dịch, trong đó có viêm da cơ địa ở đầu.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, quá lạnh hoặc quá nóng cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh bùng phát.
- Một số yếu tố khác: Một số yếu tố khác có thể kích hoạt viêm da cơ địa ở đầu bùng phát như dị ứng dầu gội, dùng các loại thuốc tây kéo dài, da ra nhiều mồ hôi, vệ sinh kém hay ảnh hưởng từ các bệnh lý khác,…
3. Dấu hiệu đầu bị viêm da cơ địa
Các triệu chứng ban đầu xuất hiện ở da đầu sau đó lan rộng đến cả mặt, cổ, vai và ngực. Các dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác khiến người bệnh bỏ qua khiến chúng lây lan nhiều hơn. Bạn nên chú ý một số triệu chứng viêm da cơ địa ở đầu như:
- Các mảng đỏ bất thường ở vùng da dưới chân tóc, sau vành tai, trán và gáy.
- Da đầu khô, đổi màu sang màu sẫm
- Ngứa ngáy dữ dội, gây khó chịu cho người bệnh
- Tóc rụng nhiều bất thường kèm bong tróc da đầu
- Một số trường hợp da đầu bị nhờn dính hoặc phồng rộp, lở loét, chảy dịch mủ và máu nếu bị nhiễm trùng.
4. Biến chứng viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu là bệnh lý ngoài da, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bởi nếu không được điều trị đúng cách chúng có thể lan đến nhiều vị trí như mặt, cổ, vai và ngực. Những mảng đỏ bị nhiễm trùng, chuyển màu sẫm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.
Trường hợp chủ quan không điều trị bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và xuất hiện các biến chứng như:
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Khi những tổn thương không được điều trị triệt để, nấm men và các hại khuẩn có điều kiện xâm nhập, qua đó phát sinh nhiễm trùng.
- Rụng tóc ồ ạt: Tổn thương do viêm da cơ địa làm suy yếu chân và nang tóc, khiến tóc dễ bị gãy rụng. Một số trường hợp rụng tóc quá nhiều còn khiến người bệnh bị hói đầu.
- Viêm da thần kinh: Dạng tổn thương thứ phát này xảy ra khi da đầu bị viêm da cơ địa kéo dài, tái phát nhiều lần. Viêm da thần kinh hay lichen hóa được đặc trưng bởi tình trạng thâm nhiễm, nổi cộm cùng cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
5. Cách điều trị viêm da cơ địa trên đầu
Viêm da cơ địa cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị nào dành cho thể bệnh này. Tuy nhiên bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa vào mức độ và thể trạng của từng người bệnh.
5.1. Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng các loại thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể kèm theo một số tác dụng phụ. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc hay liều lượng. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 để giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dùng trong viêm da cơ địa ở đầu như:
- Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi có chứa corticoid, nhóm Pimecrolimus và Tacrolimus, kem dưỡng ẩm để cấp ẩm, chống dị ứng và chống viêm cho da,…
- Thuốc uống: Thường sử dụng các thuốc kháng histamin và Fluconazole nhằm giảm ngứa, chống nấm và ức chế bệnh tiến triển nặng thêm.
- Thuốc rửa: Người bệnh có thể dùng cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lý để rửa vùng da tổn thương và làm sạch vùng viêm ở da đầu.
5.2. Mẹo dân gian chữa viêm da ở đầu tại nhà
Một số cách chữa viêm da cơ địa ở đầu mức độ nhẹ tại nhà bạn có thể dễ dàng áp dụng mà không tốn quá nhiều công sức và nguyên liệu như:
- Gội đầu bằng nước lá ổi: Lá ổi rửa sạch vò nát rồi đun sôi cùng 3l nước trong 5 phút. Tắt bếp và đổ nước ra chậu sạch, thêm nước mát đến nhiệt độ vừa phải rồi dùng để gội đầu.
- Gội đầu bằng tinh dầu tràm: Dùng vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất pha với nước ấm. Dùng hỗn hợp này làm sạch da đầu, đặc biệt là những vùng bị viêm nhiễm. Bạn nên lưu ý tinh dầu này có thể gây kích ứng vì vậy cần tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt và miệng.
- Massage da đầu với mật ong: Dùng mật ong nguyên chất pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:9. Dùng hỗn hợp sau khi pha thoa đều lên da đầu rồi tiến hành massage trong khoảng 2 – 3 phút.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp tại nhà nên lưu ý trành chà xát hoặc cào gãi quá nhiều khiến mụn nước vỡ ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Và các biện pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
5.3. Điều trị bằng Đông y
Một số bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh lý viêm da cơ địa có thể tham khảo như:
- Bài thuốc uống: Kết hợp các vị thuốc như tang bạch bì, kim ngân hoa, hoàng cầm, bồ công anh, kinh giới,… có tác dụng thanh nhiệt giải độc, đồng thời giảm căng thẳng cho người bệnh.
- Bài thuốc bôi: Sử dụng để bôi lên da đầu giảm sưng, phòng ngừa viêm da với các dược liệu như củ nghệ, trầu không, trúc diệp, củ ráy dại,…
- Bài thuốc gội: Dùng các nguyên liệu như trầu không, ô liên rô, dâu tằm đun nước gội đầu hàng ngày.
6. Lưu ý cho bệnh nhân mắc viêm da cơ địa ở đầu
Để phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế viêm da cơ địa ở đầu diễn tiến nghiêm trọng gây ra các biến chứng nguy hiểm, bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng và cách dùng, hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
- Lựa chọn dầu gội, dầu xả phù hợp, nên chọn những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản và hóa chất độc hại.
- Không gội đầu bằng nước quá nóng, hạn chế sấy tóc sau khi gội.
- Không đội mũ quá chật trong thời gian dài gây nóng, bí và ẩm ướt da đầu, đặc biệt là với thời tiết nóng bức.
- Hạn chế, tốt nhất là tránh xa các loại thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu có thể làm tổn thương trên da tiến triển trầm trọng hơn.
- Lưu ý về chế độ ăn uống nên hạn chế thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi vừa tốt cho da vừa cải thiện hệ miễn dịch.
- Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa
- Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa đơn giản, hiệu quả
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi, có nên không?
- [Giải đáp] Có nên dùng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa không?
- Top 12 loại sữa tắm cho bé bị viêm da cơ địa
- Top 8 loại thực phẩm tốt cho người bị viêm da cơ địa
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng, có nên sử dụng không?
- Có nên chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô không?
- Hé lộ bí mật về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: nguyên nhân, nhận biết và điều trị
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?