Các triệu chứng vảy nến giúp bạn chủ động nhận biết
Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính, căn bệnh này tới nay vẫn chưa được giải mã hết về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh. Tỷ lệ mắc bệnh cũng khá phổ biến với nhiều triệu chứng như mảng da đỏ, khô, nứt nẻ, có vảy và cảm giác ngứa. Các triệu chứng vảy nến đôi khi dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh da liễu khác như chàm, viêm da tiết bã,…
1. Triệu chứng vảy nến thường gặp
Bệnh vảy nến có nhiều triệu chứng, nắm rõ những triệu chứng này để dễ dàng hơn trong phát hiện bệnh. Một số triệu chứng phổ biến là mảng da đỏ, bong vảy; nhiều đốm nhỏ; da khô; một số trường hợp có ngứa và đau khớp.
1.1. Xuất hiện mảng da đỏ, có vảy bạc
Đây là tổn thương da điển hình của bệnh vảy nến, các vảy trắng phủ lên mảng da đỏ giống với hình ảnh giọt nến do đó bệnh được gọi là vảy nến. Những mảng đỏ có ranh giới rõ ràng với vùng da lành, trên mặt có lớp da dễ bong, tạo các vảy bạc phủ phía trên. Dấu hiệu vảy nến này giúp phân biệt với hắc lào (chỉ có vảy và đỏ da ở viền)
Đặc điểm nhận biết các mảng vảy nến này là dựa vào các đặc điểm như:
- Màu sắc: thường màu đỏ hoặc hồng, đôi khi thâm nâu
- Vị trí: vùng da hở, bị tỳ đè, cọ sát như đầu gối, mặt duỗi chi, khuỷu tay,… và thường đối xứng. Đôi khi bệnh phát triển mạnh có thể xuất hiện ngay trên vùng chấn thương như vết sẹo, trầy xước, vết mổ,… (hiện tượng này gọi là hiện tượng Koebner)
- Hình dạng: hình bầu dục, hình các vòng cung hoặc hình tròn
- Kích thước, số lượng: không có số lượng và kích thước nhất định
- Thâm nhiễm: thường không có thâm nhiễm, không đau, sưng
- Sờ nắn: sờ mềm, ấn kính mất màu
- Tính chất vảy: khô, dễ bong tróc, gồm nhiều lớp, mật độ không đồng đều nhưng phân bố chỉ ở trên những mảng đỏ
Phương pháp Brocq:
- Mục đích: kiểm tra xem tổn thương mảng có vảy là vảy nến hay không, loại trừ hắc làolào, viêm da cơ địa,…
- Tiến hành: dùng một thìa nạo hoặc dao mổ cùn cạo nhiều lần lên mảng da tổn thương (từ vài chục đến vài trăm lần). Ban đầu bong các vảy vụn, màu trắng đục. Tiếp tục cạo đến một mức nào đó sẽ thấy mộng màng mỏng bong ra, dai có thể bóc được, để lộ bên dưới là bề mặt đỏ, nhẵn bóng có những điểm rớm máu (hạt sương máu) – dấu hiệu Auspitz (+).
1.2. Có các đốm vảy nhỏ
Biểu hiện của vảy nến ngoài tổn thương lớn dạng mảng còn có rất nhiều các đốm nhỏ có vảy rải rác khắp người. Các tổn thương này cũng có những đặc điểm cơ bản giống mảng da đỏ có vảy.
Các đốm vảy phân bố không theo quy luật, là các chấm đỏ có vảy. Nếu bị tập trung một chỗ nhiều có thể tạo nên như mảng tổn thương.
Đây là triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em hay gặp nhất.
1.3. Ngứa ngáy, nóng rát
Triệu chứng ngứa có thể ít hoặc nhiều, đôi khi có bệnh nhân không bị ngứa chỉ thấy vướng víu. Ngứa nhiều nhất ở giai đoạn bệnh tiến triển.
1.4. Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu
Tế bào da bình thường có chu trình phát triển 28 ngày, sau đó sẽ bong ra. Nhưng ở người vảy nến, chu trình này diễn nha nhanh gấp 10 lần, nghĩa là chưa tới 3 ngày chu trình này đã kết thúc, da bong liên tục, mất đi sự liên kết và cấu trúc ổn định. Da không giữ được nước, bị bong liên tục nên da rất khô, bị nứt nẻ thậm chí chảy máu. Tình trạng này nếu tồi tệ có thể gây nhiễm trùng.
1.5. Các khớp bị sưng, đau nhức
Triệu chứng này gây cản trở nhiều nhất cho sinh hoạt bệnh nhân. Nhưng không phải tất cả đều gặp triệu chứng vảy nến này, chỉ có khoảng 10-20% số người bị vảy nến xuất hiện triệu tình trạng khớp sưng, đau nhức.
Biểu hiện của triệu chứng vảy nến này là:
- Đau ở các khớp
- Hạn chế và viêm một khớp
- Viêm đa khớp vảy nến (giống với viêm đa khớp dạng thấp về hình ảnh lâm sàng)
- Viêm khớp cột sống vảy nến (hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm), rất giống viêm cột sống dính khớp.
2. Dấu hiệu đặc trưng của các thể vảy nến
Ngoài các triệu chứng chung của bệnh vảy nến, một vấn đề phải lưu tâm khi chẩn đoán bệnh là thể bệnh vảy nến để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
2.1. Vảy nến đảo ngược
Gọi là thể vảy nến đảo ngược do bình thường vảy nến thường xuất hiện ở những vùng da hở, tì đè nhiều nhưng ở thể này, vùng tổn thương là những vơi kín, vùng nếp như nách, rốn, kẽ mông, bẹn, nếp dưới vú.
Người bị vảy nến thể đảo ngược có thể gặp tình trạng da chợt, nứt và vảy bị ẩm do ở vùng kín, kẽ dê bị nhiễm trùng. Tình trạng này cần phân biệt với viêm da do candida và hăm da do liên cầu.
2.2. Vảy nến thể giọt
Ở vảy nến thể giọt, tổn thương có dạng các chấm nhỏ rải rác cả người đặc biệt vùng thân trên.
Đặc điểm tổn thương của thể này là:
- Chấm nhỏ nằm rải rác
- Màu đỏ tươi
- Phủ vảy trắng đục, dễ bong
- Thường gặp ở trẻ nhỏ
- Khởi phát đột ngột, thường sau viêm amidan do liên cầu, viêm tai giữa
2.3. Thể mảng
Thể mảng là thể bệnh mạn tính sau nhiều năm tiến triển. Biểu hiện của vảy nến thể này là các mảng tổn thương màu đỏ, lớn, xuất hiện ở vùng đầu, vùng tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, mặt trước cẳng chân, xương cùng,… Các tổn thương lớn, đỏ, nổi cộm nhiều và có ranh giới rõ.
2.4. Vảy nến đồng tiền
Vảy nến đồng tiền là thể bệnh phổ biến và điển hình nhất, cũng là thể mạn tính như vảy nến thể mảng.
Tổn thương giống như đồng tiền biểu hiện là các đám có đường kính trung bình 1 – 4 cm, tương đối tròn. Số lượng tổn thương có thể từ vài đám đến vài chục đám.
2.5. Vảy nến thể mủ
Thể này xảy ra ít, tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Vảy nến thể mủ gồm 2 thể phụ là toàn thân và khu trú lòng bàn tay, bàn chân.
- Vảy nến thể mủ toàn thân:
- Khởi phát: xuất hiện nguyên phát hoặc thứ phát trên nền vảy nến đỏ da, vảy nến thể khớp.
- Triệu chứng: sốt cao đột ngột, mệt nhiều, da nổi chấm mủ và đám đỏ lan tỏa, cảm giác nóng rát. Sau đấy vảy da bong ra, có thể kèm rụng tóc, tổn thương móng. Xét nghiệm bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, cấy mủ vô khuẩn. Thể này tiên lượng tốt nhưng hay tái phát.
- Vảy nến thể mủ lòng bàn tay, lòng bàn chân:
- Triệu chứng: lòng bàn tay, chân dày sừng, xuất hiện các chấm mụn mủ. Có thể sốt cao, phù nề tứ chi, nổi hạch bẹn. Cấy mủ vô khuẩn.
2.6. Vảy nến đỏ da toàn thân
Thể vảy nến đỏ da toàn thân là thể bệnh nặng nhưng cũng ít gặp. Dấu hiệu vảy nến thể đỏ da toàn thân:
- Tổn thương da: Da toàn thân phù nề, căng bóng màu đỏ tươi, phủ vảy ướt do dính dịch, ngứa nhiều. Đặc biệt các vùng nếp kẽ bị loét, nứt nẻ, chảy dịch và đau, rát nhiều
- Toàn thân: sốt cao, mệt mỏi, rét lạnh, rối loạn tiêu hóa gây suy giảm đề kháng, kiệt quệ thể chất.
2.7. Viêm khớp vảy nến
Tương tự 2 thể phía trên, thể viêm khớp vảy nến cũng ít gặp nhưng gây hậu quả nặng nề. Đặc điểm thể bệnh:
- Tổn thương da: mảng da đỏ, bong tróc, có thể nứt, khô chảy máu. Tổn thương lan tỏa, gồ lên nhiều.
- Tổn thương khớp: một hoặc nhiều khớp sưng đau, dần biến dạng cong, hạn chế vận động. Bệnh diễn biến lâu năm sẽ gây tàn phế, thậm chí tử vong do biến chứng nội tạng.
- Hình ảnh lâm sàng: trên phim X-Quang quan sát được hiện tượng hủy hoại sụn, xương, mất vôi ở đầu xương, khớp dính nhau.
Đối chiếu với những triệu chứng vảy nến đã đề cập để xác định một trường hợp gặp vấn đề da liễu có phải bị vảy nến hay không. Những thông tin cần có là:
- Vị trí tổn thương
- Tổn thương cơ bản như thế nào (mảng đỏ, chấm đỏ, nổi cộm, phủ vảy trắng dễ bong)
- Phương pháp cạo vảy Brocq
- Dấu hiệu Koebner
- Mô bệnh học da.
- Khám phá sự thật về cây núc nác chữa vẩy nến
- Tìm hiểu thông tin về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
- Hé lộ cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả
- Trọn bộ thông tin về thuốc trị vảy nến da đầu hiện nay
- Bí quyết lựa chọn sữa tắm cho người bị vảy nến
- Sự thật về lá muồng trâu trị vảy nến
- Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến
- Bị vảy nến phải làm sao? Top 8 việc nên làm
- Bật mí sự thật về cách trị vảy nến bằng tinh dầu
- Hướng dẫn cách chăm sóc da khi bị vảy nến hiệu quả
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?