Tìm hiểu thông tin về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
Vảy nến là căn bệnh ngoài da thường đi kèm các triệu chứng như phát ban, nứt nẻ, ngứa rát,…Hiện nay số lượng bà bầu gặp phải tình trạng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn làm suy giảm sức khỏe của mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu để giải quyết dứt điểm tình trạng này ngay sau đây.
1. Bị vảy nến khi mang thai là gì?
Vảy nến khi mang thai là một căn bệnh da liễu mãn tính thường xuất hiện từ tuần thứ 35 của thai kỳ. Tình trạng này có xu hướng khởi phát theo chu kỳ và không kéo dài lâu.
Tong giai đoạn đầu, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những mảng vảy trắng, dày và rất dễ bong tróc. Lúc này chúng ta thường không cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu. Do đó nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời các mảng trắng này sẽ lan dần ra những vị trí khác kèm một số triệu chứng như:
- Xuất hiện những vùng da bị tổn thương có màu hồng đỏ, tím hoặc nâu sẫm.
- Trên da hình thành những mảng mảng vảy sừng màu xám hoặc trắng bạc.
- Làn da dần bong tróc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Những vị trí dễ xuất hiện vảy nến nhất là các vùng da có nhiều nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, đầu gối,…
- Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng đau nhức các khớp, mệt mỏi, tim đập nhanh, buồn nôn, tiêu chảy. Nặng hơn có thể dẫn đến sốt cao kèm mê sảng, co giật,…
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu mắc vảy nến là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm kèm theo sự dao động lớn của hormone sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
2. Bệnh vảy nến có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi không là lo lắng chung của các mẹ bầu khi mắc bệnh. Một số chuyên gia da liễu đã khẳng định căn bệnh này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và khả năng sinh sản của người mẹ.
Tuy nhiên, thực tế để thai nhi phát triển khỏe mạnh người mẹ cần luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt cũng như tinh thần vui vẻ, thoải mái. Trong khi đó vảy nến lại mang đến cho người bệnh những ảnh hưởng tiêu cực.
Trước hết là cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu tại những vùng da bị tổn thương dẫn đến lo âu, stress kéo dài. Đặc biệt hơn sự thay đổi của làn da cũng khiến các mẹ dần cảm thấy tự tin với vẻ ngoài của bản thân.
Điều này phần nào gây tác động không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tạp chí Viện da liễu Hoa Kỳ cũng đã từng chỉ ra nguy cơ sinh con nhẹ cân có thể bị gia tăng trong trường hợp người mẹ bị vảy nến.
Thêm vào đó, một số sản phẩm trị vảy nến hiện nay có thể chứa thành phần làm tăng tỷ lệ dị tật thai nhi hoặc nghiêm trọng hơn là sảy thai. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi chúng ta cần tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
3. Nguyên tắc điều trị bệnh vảy nến ở phụ nữ có thai
Hiện nay các bác sĩ thường áp dụng một trong ba phương pháp sau để điều trị vảy nến là liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân. Đối với phụ nữ mang thai, để mang lại hiệu quả tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, liệu pháp tại chỗ và quang trị liệu sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Ngoài ra, quá trình điều trị vảy nến ở phụ nữ có thai cũng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu và bác sĩ phụ sản trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào.
- Sử dụng những loại thuốc đặc trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ.
- Kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để đẩy nhanh quá trình điều trị. Lưu ý ưu tiên những sản phẩm có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính, đặc biệt không chứa hóa chất gây kích ứng.
- Có thể áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát ngứa như: đắp khăn ẩm, dùng nha đam, dầu oliu, vitamin E,…
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành lạnh, cung cấp cho cơ thể đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu quá độ.
- Chú ý theo dõi tình trạng điều trị thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
4. Thuốc điều trị vảy nến khi mang thai
Hiện nay trên thị trường không khó để tìm kiếm một loại thuốc điều trị vảy nến. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng an toàn và phù hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ bầu cần ghi nhớ.
4.1. Các thuốc nên dùng trị vảy nến khi mang thai
Trong quá trình điều trị vảy nến, mẹ bầu nên sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Các loại kem có chứa thành phần Corticoid: Đây là một một loại thuốc kháng viêm sở hữu nhiều tác dụng như chống viêm, chống dị ứng. Tuy nên cân nhắc khi lựa chọn kem chứa corticoid cho mẹ bầu bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Thuốc cyclosporine có tác dụng ức chế miễn dịch, áp dụng với những trường hợp vảy nến mảng lan rộng mà các biện pháp khác không có hiệu quả. Mẹ lưu ý khi sử dụng thuốc này cần có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
- Thuốc sinh học kháng TNF (Adalimumab, Etanercept và Infliximab) sử dụng với trường hợp vảy nến nặng và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Một số loại thuốc hoặc nước sát khuẩn giúp làm sạch da, hạn chế cơn ngứa.
- Các loại kem có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da. Tuy nhiên cần lưu ý xem xét kỹ thành phần trước khi sử dụng. Nên ưu tiên những sản phẩm an toàn, lành tính, không chứa hóa chất độc hại có thể gây dị ứng.
4.2. Những thuốc chống chỉ định dùng chữa bệnh vảy nến cho bà bầu
Ngược lại với các loại thuốc trên, mẹ bầu khi điều trị vảy nến cần tuyệt đối tránh sử dụng một số thành phần như sau:
- Các loại thuốc chứa Tazarotene: Thành phần này thường xuất hiện trong thuốc điều trị vảy nến với tác dụng giảm sưng viêm. Tuy nhiên tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Thuốc Coal tar, được coi là một dẫn xuất của than đá, có khả năng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, chống ngứa,…
- Methotrexate – một loại thuốc ức chế miễn dịch hỗ trợ kiểm soát triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên sản phẩm này thường không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì nguy cơ gây quái thai, sảy thai.
- Ngoài ra cũng cần hạn chế sử dụng liệu pháp ánh sáng PUVA hoặc các thuốc sinh học kháng thể đơn dòng nhắm vào interleukin (IL) như IL 12/23 hay IL-17.
5. Những lưu ý khi trị vảy nến cho mẹ bầu
Trong quá trình điều trị vảy nến, để mang lại hiệu quả cao nhất ngoài sử dụng các loại thuốc đặc trị mẹ bầu cũng nên chú ý một số điều là:
Dưỡng ẩm
Việc giữ cho làn da luôn duy trì độ ẩm cần thiết sẽ làm giảm cơn ngứa đồng thời hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị. Vì vậy mẹ bầu nên kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên với các sản phần đặc trị vảy nến.
Ngoài ra, cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian như bôi dầu dừa, dầu oliu, đắp nha đam,…để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe thai nhi.
Vệ sinh thường xuyên
Vệ sinh những vùng da bị tổn thương thường xuyên sẽ hỗ trợ hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cũng như ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào quá mức. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày, nhất là những vùng có triệu chứng mắc bệnh.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, trong quá trình điều trị vảy nến, các mẹ cần chú ý xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Để quá trình điều trị vảy nến hiệu quả, mẹ bầu nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt tăng cường bổ sung Omega – 3, beta-caroten, axit folic thông qua các thực phẩm như cá hồi, cá thu, bơ, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh,…
Ngoài ra cần hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, các chất kích thích và những thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa,…
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm trị vảy nến trong thai kỳ thì đừng vội bỏ qua các sản phẩm của Sorion. Với hai dạng kem bôi và dầu tắm gội, Sorion mang đến cho người dùng đa dạng lựa chọn. Đặc biệt sản phẩm này gây ấn tượng với thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, đảm bảo lành tính, an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Sau khi sử dụng thuốc Sorion, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt, sưng đỏ,…được giảm thiểu nhanh chóng. Đây chính giải pháp tuyệt vời cho bệnh vảy nến và viêm da cơ địa mà các mẹ bầu có thể hoàn toàn tin tưởng.
- Khám phá sự thật về cây núc nác chữa vẩy nến
- Hé lộ cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả
- Trọn bộ thông tin về thuốc trị vảy nến da đầu hiện nay
- Bí quyết lựa chọn sữa tắm cho người bị vảy nến
- Sự thật về lá muồng trâu trị vảy nến
- Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến
- Bị vảy nến phải làm sao? Top 8 việc nên làm
- Các triệu chứng vảy nến giúp bạn chủ động nhận biết
- Bật mí sự thật về cách trị vảy nến bằng tinh dầu
- Hướng dẫn cách chăm sóc da khi bị vảy nến hiệu quả
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?