10+ thuốc nam trị vảy nến và những lưu ý cần thiết
Sử dụng thuốc nam trị vẩy nến đang là xu hướng mà rất nhiều người bệnh lựa chọn. Lý do nhiều bệnh nhân chữa vảy nến bằng thuốc nam đó chính là vì dễ tìm kiếm, không gây tác dụng phụ và thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức trị vảy nến bằng thuốc nam một cách hiệu quả và an toàn nhất.
1. Lá muồng trâu – thuốc nam trị vảy nến
Vảy nến là căn bệnh rất khó chữa trị triệt để và nó mắc ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Lá muồng trâu chính là một loại cây thuốc nam chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả. Theo đông y thì cây muồng trâu có rất nhiều công dụng đặc biệt như sát khuẩn, nhuận tràng, lợi tiểu. Ngoài ra loại lá này còn có công dụng rất lớn để giảm đau, giảm ngứa trên những vùng da bị tổn thương.
Chính vì những công dụng đặc biệt này mà lá muồng trâu thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh vảy nến. Theo nghiên cứu khoa học về cây muồng trâu, loại cây này có rất nhiều hoạt chất kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên vùng da nhiễm bệnh vảy nến. Ngoài ra, khả năng kháng khuẩn của lá muồng trâu sẽ diệt khuẩn có hại và hạn chế nhiễm khuẩn tại vùng da bị bệnh.
Sử dụng lá muồng trâu chữa bệnh vảy nến rất đơn giản. Người bệnh lấy lá muồng trâu rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước đun sôi từ 3 đến 5 phút, đợi nước nguội đem đi tắm toàn thân.
2. Cây vòi voi
Cây vòi voi là bài thuốc nam rất quý vì có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong ghi chép đông y, cây vòi voi có tính mát, đắng nhẹ có lợi cho gan, thận, đại trường. Chính vì vậy mà cây vòi voi có khả năng kháng khuẩn cao, chống viêm, lợi tiểu khi sử dụng.
Đặc biệt cây vòi voi có nhiều tác dụng với những làn da bị tổn thương do bệnh vảy nến á sừng. Sử dụng vòi voi giúp người bệnh vảy nến giảm đi các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Cùng với đó là giúp phần da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến: Lấy một nắm cây vòi voi, rửa sạch với nước muối. Sau đó giã nát và đắp vào phần da bị tổn thương.
3. Nước rau má
Rau má cũng là cây thuốc nam chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả từ xa xưa. Cây rau má cũng không quá xa lạ vì nó phát triển và gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Rau má có rất nhiều tác dụng khi sử dụng thường xuyên. Rau má giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt.
Trong đông y, rau má có thuộc tính mát, lợi tiểu, tiêu độc rất tốt. Chính vì vậy mà rau má rất tốt với bệnh nhân bị vảy nến khi có khả năng giúp người bệnh đào thải độc tố trong người. Tăng cường sức đề kháng làm người bệnh không cảm thấy khó chịu. Bệnh vảy nến cũng vì vậy mà thuyên giảm đi rõ rệt.
Cách dùng rau má chữa bệnh vảy nến: Cách thức đơn giản nhất để sử dụng rau má đó chính là uống nước rau má. Dùng máy xay hoặc máy ép để lấy nước từ rau má. Bạn cũng có thể sử dụng bằng cách cho vào những món ăn thường ngày.
4. Lá lốt trị vảy nến bằng thuốc nam
Chữa vảy nến bằng lá lốt mang đến hiệu quả rất cao và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Cách thức chữa vảy nến bằng lá lốt rất đơn giản. Người bệnh có thể kết hợp tắm bằng nước nấu lá lốt. Bạn chỉ cần chuẩn bị nồi nước đun sôi lá lốt trong khoảng 2 đến 5 phút. Cách thức đơn giản hơn đó chính là xay nát lá lốt và đắp lên vùng da bị bệnh.
Ngoài ra, với người bị bệnh vảy nến nặng thì cần kết hợp thêm cách thức uống nước lá lốt. Lá lốt sẽ được ép nước và sử dụng. Như vậy ngăn chặn rất tốt quá trình phát triển của bệnh vảy nến.
5. Cây sài đất
Sài đất có công dụng rất lớn trong các bệnh về da như mụn nhọt, nấm da hoặc vảy nến. Sài đất cũng rất phổ biến và dễ dàng tìm kiếm để sử dụng. Cách dùng sài đất chữa bệnh vảy nến rất đơn giản. Sau khi hái cây sài đất về, bạn rửa sạch với nước muối loãng.
Sau đó cho vào nồi nước đun sôi từ 5 đến 10 phút và để nguội. Dùng nước sài đất để tắm sẽ giúp cho quá trình chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả hơn.
6. Sâm đại hành
Sâm đại hành là bài thuốc nam chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả và được đông y công nhận. Các hoạt chất trong sâm đại hành có chức năng kháng khuẩn tiêu viêm rất tốt. Cách sử dụng sâm đại hành đó chính phơi khô và đun uống mỗi ngày. Kiên trì uống nước sâm đại hành nhiều ngày sẽ nhanh chóng giúp bệnh vảy nến bị đẩy lùi.
7. Cây lu lu đực
Lu lu đực là bài thuốc nam rất hiệu quả với các bệnh ngoài ra như nấm ngứa, vảy nến, á sừng… Cách sử dụng lu lu đực cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần hái ngọn lu lu đực rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp phần lu lu đực giã nát đắp vào vùng da bị tổn thương do vảy nến.
8. Lá khế trị vảy nến
Lá khế có tính hàn, vị chát và có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiêu độc rất tốt. Đối với người bị bệnh vảy nến nhẹ giai đoạn đầu sử dụng lá khế sẽ mang đến hiệu quả rất cao. Dùng nước lá khế đun sôi để tắm sẽ giúp diệt khuẩn và chữa bệnh vảy nến hiệu quả hơn.
9. Lá trầu không
Muốn chữa bệnh bằng cây thuốc nam hiệu quả chúng ta không thể bỏ qua lá trầu không. Dùng lá trầu không sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng những phần tổn thương, á sừng kéo dài. Các hoạt chất có trong lá trầu không sẽ nhanh chóng giúp người bệnh diệt khuẩn, loại bỏ phần tổn thương và khôi phục phần da hư tổn.
10. Nha đam chữa vảy nến
Chữa bệnh vảy nến bằng nha đam mang đến hiệu quả cao cho người bệnh. Nha đam có rất nhiều công dụng trong việc chữa lành vết thương, giảm viêm, cung cấp độ ẩm cho vùng da bị tổn thương. Chính những yếu tố này đã đem đến công dụng cho vùng da bị bệnh vảy nến. Cách dùng nha đam đơn giản đó chính là bôi nha đam trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Khám phá sự thật về cây núc nác chữa vẩy nến
- Tìm hiểu thông tin về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
- Hé lộ cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả
- Trọn bộ thông tin về thuốc trị vảy nến da đầu hiện nay
- Bí quyết lựa chọn sữa tắm cho người bị vảy nến
- Sự thật về lá muồng trâu trị vảy nến
- Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến
- Bị vảy nến phải làm sao? Top 8 việc nên làm
- Các triệu chứng vảy nến giúp bạn chủ động nhận biết
- Bật mí sự thật về cách trị vảy nến bằng tinh dầu
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?