4 cách phân biệt chàm sữa và rôm sảy mẹ nhất định phải biết
Rôm sảy và chàm sữa là hai bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhỏ và dễ bị nhầm lẫn dẫn tới điều trị sai phương pháp. Có mẹ nào biết cách phân biệt hai thể bệnh trên không? Nếu bạn chưa biết hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách phân biệt chàm sữa và rôm sảy chuẩn nhất nhé!
1. Khái niệm
Để phân biệt được rôm sảy và chàm sữa, đầu tiên mẹ cần hiểu rõ về khái niệm của hai bệnh này. Đây là hai bệnh da liễu hoàn toàn khác nhau với các triệu chứng xuất hiện trên da.
- Chàm sữa: Là một thể bệnh chàm, còn được gọi là bệnh lác sữa, hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Chàm sữa không lây và không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng dễ tái phát nhiều lần.
- Rôm sảy: Là tình trạng mồ hôi không thoát được mà ứ đọng dưới da do tuyến mồ hôi bị bít tắc hình thành các mụn nhỏ màu hồng. Vì thế, rôm sảy thường xuất hiện vào thời tiết nắng nóng và ở các vị trí ra nhiều mồ hôi.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy và chàm sữa cũng có những điểm giống và khác nhau, cụ thể:
Giống nhau:
- Khí hậu, thời tiết: Cả 2 bệnh đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường như nóng ẩm, khói bụi trong không khí,..
- Dị ứng với các sản phẩm: Trẻ có làn da rất mỏng manh, nhạy cảm vì thế nếu mẹ dùng sản phẩm ngoài da có chứa các thành phần như chất tạo bọt, mùi hương,…có thể là nguyên nhân của hai bệnh lý trên.
- Không phải bệnh lây truyền: Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng cả 2 bệnh lý trên không lây nhiễm giữa các trẻ với nhau.
Những điểm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh:
Rôm sảy | Chàm sữa |
|
|
3. Đặc điểm, dấu hiệu
Các triệu chứng của cả chàm sữa và rôm sảy đều thường xuất hiện ở trên mặt trẻ, tập trung ở 2 bên má, vùng trán và mũi. Đây là 2 thể bệnh dễ tái phát nhiều bệnh ở trẻ làm cho việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn.
Để phân biệt rôm sảy và chàm sữa có thể dựa trên một số đặc điểm sau:
Đặc điểm | Chàm sữa | Rôm sảy |
Giai đoạn | Chàm sữa có 5 giai đoạn chính:
|
Rôm sảy có 3 giai đoạn:
|
Thời điểm khởi phát | Bất kỳ thời điểm nào trong năm | Mùa hè thời tiết nóng bức |
Dấu hiệu trên da, biểu hiện khác | Bắt đầu là một nốt hồng nhỏ trên bề mặt da sau đó dần chuyển thành mụn nước. Các mụn nước này vỡ ra, chảy dịch và tiến triển có vảy bong tróc.
Có thể kèm theo một số triệu chứng viêm mũi hoặc hen suyễn |
Xuất hiện nốt mụn nước li ti màu trắng trong. gây ngứa.
Trẻ không bị sốt hay mắc bệnh khác. |
Vị trí thường gặp | Thường xuất hiện ở mặt sau đó lan dần ra chân tay và toàn cơ thể | Chủ yếu tập trung ở những vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như trán, cổ, ngực, lưng hoặc ở kẽ nách, háng. |
Thời gian khỏi bệnh | Bệnh sẽ thuyên giảm dần dần và biến mất sau vài tuần | Nếu chăm sóc đúng cách có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. |
4. Cách điều trị
Về cách điều trị và chăm sóc chàm sữa, rôm sảy, mẹ đều nên chú ý về việc vệ sinh da hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, môi trường trong phòng của trẻ. Ngoài ra có thể dùng các loại lá tắm cho trẻ sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó vẫn có sự khác nhau về các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rôm sảy và chàm sữa. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho trẻ, mẹ nên hỏi bác sĩ chuyên khoa, bởi da của trẻ rất nhạy cảm và rất dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
- Mách bạn bí kíp phân biệt chàm và mụn sữa
- Bật mí những sữa tắm cho bé bị chàm an toàn nhất
- Thực đơn cho người bệnh chàm đơn giản, an toàn
- Trị chàm sữa bằng sữa mẹ như thế nào cho hiệu quả
- Chàm tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hé lộ chân tướng về việc chữa chàm bằng cây chó đẻ
- Tiết lộ chân tướng về cách trị eczema bằng bơ cacao
- Vén màn sự thật về chữa chàm bằng cám gạo
- Tiết lộ bí mật về việc chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn
- Sự thật về chữa bệnh chàm bằng chuối xanh có hiệu quả không?
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?