12+ nguyên nhân bị vảy nến và lưu ý khi mắc bệnh
Bệnh vảy nến là bệnh lý mãn tính không thể điều trị dứt điểm, nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Cùng tìm hiểu 12 nguyên nhân bị vảy nến và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh dưới đây để biết cách ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
![Nguyên nhân bị vảy nến](https://sorion.vn/wp-content/uploads/2022/12/nguyen-nhan-bi-vay-nenn-jpg.webp)
1. Hệ miễn dịch
Vảy nến là bệnh tự miễn do các tế bào bạch cầu lympho T nhận nhầm tế bào da là các yếu tố ngoại lai nên tấn công chúng. Việc này khiến quá trình hình thành tế bào da mới diễn ra quá nhanh.
Bình thường sau 10 – 30 ngày các tế bào da sẽ được thay thế, ở bệnh vảy nến thời gian này giảm xuống còn 3 – 4 ngày. Cả lớp tế bào da cũ và mới tích tụ lên nhau tạo thành lớp vảy bạc.
Ngoài ra, tế bào lympho T tấn công vào da làm xuất hiện các triệu chứng da bị viêm, đỏ.
2. Yếu tố di truyền
Theo thống kê của Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ (National Psoriasis Foundation), có khoảng 10% dân số mang gen nguy cơ mắc vảy nến và có 2 – 3% trong số người mang gen thực sự phát triển thành bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy khi bạn có thành viên trong gia đình mắc vảy nến, nguy cơ cao bạn cũng mắc bệnh. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con mắc bệnh là 16%, tỷ lệ này tăng lên 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Các cặp song sinh cùng trứng có tỷ lệ cùng mắc bệnh là khoảng 70%.
3. Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress kéo dài có mối liên quan mật thiết với bệnh vảy nến. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra căng thẳng quá mức có thể kích hoạt vảy nến bùng phát. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch bị rối loạn bởi áp lực cảm xúc và tinh thần.
![Căng thẳng, stress làm bùng phát vảy nến](https://sorion.vn/wp-content/uploads/2022/12/cang-thang-jpg.webp)
Bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình để giảm hoặc ngăn ngừa vảy nến bùng phát. Một số bài tập như yoga và thiền rất phù hợp trong việc hạn chế căng thẳng
4. Các loại thực phẩm sử dụng
Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ, một số thực phẩm có khả năng kích hoạt vảy nến bùng phát và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Người bệnh tránh sử dụng các thực phẩm như sữa hoặc chế phẩm từ sữa, thực phẩm chứa gluten, trái cây họ cam quýt và các loại chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán,…
5. Rượu bia
Một nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women, Mỹ đã chứng minh, rượu bia là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Nguy cơ càng tăng lên khi bạn sử dụng kết hợp 2 – 3 đồ uống có cồn mỗi tuần. Hơn nữa. rượu bia còn làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị vảy nến.
Hạn chế sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có cả những bệnh ngoài da như vảy nến. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia để có kế hoạch bỏ rượu bia một cách hiệu quả.
6. Thuốc lá
Hút thuốc lá được chứng minh là nguyên nhân bị vảy nến và làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Việc hút thuốc lá thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến cao gấp 9 lần. Tình trạng nặng hơn với bệnh vảy nến mủ, ảnh hưởng đến lòng bàn chân và lòng bàn tay của bạn.
Vì thế, bạn nên bỏ thuốc lá và tránh những nơi có người hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc để hạn chế nguyên nhân gây vảy nến.
![Thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến](https://sorion.vn/wp-content/uploads/2022/12/thuoc-la-jpg.webp)
7. Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì không chỉ là nguyên nhân bị vảy nến mà còn làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Nghiên cứu của JAMA Dermatology được công bố vào tháng 7 năm 2013 đã chứng minh chế độ ăn ít calo giúp duy trì cân nặng cơ thể ổn định và cải thiện triệu chứng vảy nến.
8. Thời tiết hanh khô
Thời tiết hanh khô, đặc biệt là vào mùa đông, độ ẩm da bị giảm đáng kể gây ra tình trạng da khô ráp, dễ kích ứng. Điều này là một trong những yếu tố kích hoạt vảy nến bùng phát. Hơn nữa, thời tiết lạnh, mọi người thường có thói quen sử dụng thiết bị sưởi làm da càng trở nên khô, triệu chứng vảy nến càng tồi tệ hơn.
Bạn nên dưỡng ẩm da vào mùa đông bằng cách sử dụng các kem giữ ẩm hoặc dùng thiết bị tạo độ ẩm trong phòng.
9. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc ánh sáng mặt trời với mức độ vừa phải là một trong những cách trị vảy nến, cải thiện triệu chứng bệnh. Ở một số người, nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời lại là nguyên nhân bị vảy nến. Đặc biệt là khi da bị cháy nắng là nguyên nhân vảy nến bùng phát mạnh mẽ.
Vì thế bạn nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức độ vừa phải. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới nắng gắt, sử dụng mũ rộng vành, áo dài tay hoặc đeo bao tay và thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
![Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời](https://sorion.vn/wp-content/uploads/2022/12/tiep-xuc-qua-lau-voi-anh-nang-mat-troi-jpg.webp)
10. Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng có khả năng làm bùng phát bệnh vảy nến như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Nhiễm nấm (Candida albicans)
- Viêm họng liên cầu khuẩn (viêm họng do Streptococcus)
Nguyên nhân là do khi bạn mắc một trong số các bệnh trên, hệ miễn dịch của cơ thể cần tăng cường hoạt động để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Điều này làm gia tăng nguy cơ hệ miễn dịch nhận nhầm và tấn công tới các tế bào da, gây ra bệnh vảy nến và làm tồi tệ thêm tình trạng bệnh.
11. Một số loại thuốc sử dụng
Một số loại thuốc ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch của cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến và gia tăng nguy cơ bị vảy nến nặng. Các thuốc này bao gồm:
- Thuốc điều trị huyết áp và các thuốc tim mạch: Propranolol (Inderal) và các thuốc chẹn beta khác, quinidine và thuốc ức chế men chuyển.
- Thuốc điều trị viêm: Indomethacin,…
- Thuốc chống sốt rét: Quinacrine, Chloroquine và Hydroxychloroquine
- Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần khác: Lithium,…
12. Tổn thương trên da
Các triệu chứng vảy nến có thể xuất hiện trên vùng da bị tổn thương như vết cắn, vết trầy xước, vết cắt,… Đây còn được gọi là hiện tượng Koebner. Những tổn thương có thể xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày như vận động, làm bếp, cạo râu,…
Vảy nến không thể điều trị dứt điểm và có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi gặp các yếu tố kích hoạt. Vì thế, bạn cần lưu ý những nguyên nhân bị vảy nến trên đây để giảm thiểu chúng, ngăn ngừa nguy cơ mắc vảy nến thấp nhất.
- Khám phá sự thật về cây núc nác chữa vẩy nến
- Tìm hiểu thông tin về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
- Hé lộ cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả
- Trọn bộ thông tin về thuốc trị vảy nến da đầu hiện nay
- Bí quyết lựa chọn sữa tắm cho người bị vảy nến
- Sự thật về lá muồng trâu trị vảy nến
- Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến
- Bị vảy nến phải làm sao? Top 8 việc nên làm
- Các triệu chứng vảy nến giúp bạn chủ động nhận biết
- Bật mí sự thật về cách trị vảy nến bằng tinh dầu
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?