5 lá cây chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam và cách sử dụng
Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là một biện pháp được sử dụng nhiều hiện nay với những ưu điểm như lành tính và có thể ngăn ngừa tái phát. Trong đó, 5 loại thuốc Nam tốt nhất để chữa bệnh chàm đó là lá ổi, lá bàng, lá sim, lá trà xanh và lá trầu không. Hãy cùng tìm hiểu kĩ về 5 loại lá thuốc này và cách sử dụng trong bài viết dưới đây.
1. 5 lá cây chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam
5 loại thuốc Nam chữa bệnh chàm dưới đây đã được lưu truyền và sử dụng trong dân gian nhiều đời nay.
1.1. Lá ổi trị bệnh chàm bằng thuốc Nam
Ổi là một trong những loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá ổi cũng được sử dụng nhiều để chữa các bệnh ngoài da, tiểu đường, sốt xuất huyết hay bệnh về đường tiêu hóa.
Trong lá ổi có chứa các hoạt chất như flavonoid, maslinic acid, tanin hay alpha limonene. Vì vậy, chúng có tác dụng giữ ẩm cho da, làm giảm tình trạng tróc vảy và giúp phục hồi da sau tổn thương. Ngoài, ra, sử dụng lá ổi còn giúp kìm hãm nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh ngoài da.
Cách sử dụng:
Hái một nắm lá ổi tươi khoảng 300g. Rửa sạch. Cho vào 1 lít nước đã đun sôi và đun trong khoảng 5-10 phút. Bỏ bã và để nguội. Lấy nước này rửa nhẹ nhàng vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Cần thực hiện thường xuyên, đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.
1.2. Chữa bệnh chàm bằng lá bàng
Bàng cũng là một loại cây quen thuộc với người Việt. Lá bàng không chỉ có tác dụng trên các bệnh ngoài da mà còn thường được dùng để chữa tiêu chảy, đau dạ dày hay giảm ho, giảm viêm họng và tăng cường sinh lý nam giới.
Lá bàng chứa nhiều thành phần hoạt chất như saponin, flavonoid, tanin và phytosterol. Các chất này chủ yếu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và đồng thời cũng hạn chế sự phát triển của các bệnh trên da.
Cách sử dụng:
- Ngâm nước lá bàng:
Hái một nắm lá bàng tươi, non khoảng 300-400g. Không nên chọn các lá già do hàm lượng hoạt chất trong các lá bàng già đã bị giảm đi nhiều. Rửa sạch lá bàng rồi đun với khoảng 1,5 lít nước trong khoảng 10-15 phút. Bỏ bã và để nguội. Ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh vào nước này trong khoảng 10-15 phút. Nên thực hiện ngâm 2 tuần/lần để tình trạng chàm được cải thiện nhanh.
- Đắp lá bàng:
Hái một nắm lá bàng tươi, non. Rửa sạch rồi xay nhuyễn. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh trong khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước muối loãng. Đắp khoảng 2 lần/ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
1.3. Thuốc Nam chữa bệnh chàm từ lá sim
Sim thường thấy ở các vùng trung du, miền núi. Các bộ phận của cây sim đều có thể dùng để chữa bệnh. Trong đó, lá sim có tác dụng giảm đau, giảm mủ, sinh cơ, cầm máu và tán nhiệt độc.
Lá sim có tác dụng điều trị chàm là do nó có chứa một loại kháng sinh tự nhiên có hoạt lực cao đó là rhodomyrtone. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, mát da và làm giảm tình trạng viêm da.
Cách sử dụng:
Hái hai nắm lá sim tươi, không bị sâu. Rửa sạch rồi đun với 1 lít nước đến khi nồi nước cô đặc lại thành cao. Lấy cao này bôi lên vùng da bị chàm sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Rửa lại bằng nước ấm sau khi bôi 20 phút. Mỗi ngày cần thực hiện bôi cao lá sim 2 lần. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả chữa trị mong muốn.
1.4. Cây thuốc chữa bệnh eczema – Lá trà xanh
Ngoài dùng để pha chế thức uống, lá trà xanh còn được dùng như một loại thuốc Nam trị bệnh chàm. Trong lá trà có chứa tanin, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác giúp kháng viêm, thanh nhiệt giải độc.
Cách sử dụng:
Hái khoảng 150g lá trà tươi. Rửa sạch rồi cho vào nước sôi đun khoảng 10 phút. Vớt bã, chắt lấy nước để nguội rồi ngâm vùng da bị chàm vào nước này. Phần bã trà có thể dùng chà nhẹ lên vết thương để loại bỏ phần da chết. Cần thực hiện mỗi ngày đến khi khỏi hẳn.
1.5. Lá trầu không chữa bệnh chàm
Trầu không là một trong những vị thuốc Nam được đánh giá cao với tác dụng trên nhiều bệnh như bệnh xương khớp, tiêu hóa, phụ khoa… Trầu không còn giúp giảm đau họng và trị lành các vết thương ngoài da. Ngoài ra, trầu không là một trong các loại lá cây chữa bệnh chàm hiệu quả do lá trầu không chứa tới 2% là tinh dầu cùng các thành phần hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao như tanin, p-cymene, chavicol…
Cách sử dụng:
- Bôi nước lá trầu không:
Hái 5-7 lá trầu không sạch, không bị dập nát. Ngâm lá trầu với nước muối trong khoảng 5 phút, sau đó giã nát. Vắt lấy nước cốt lá trầu không, chấm lên vùng da bị chàm. Nên để qua đêm để các hoạt chất trong nước lá thấm sâu vào da. Sáng hôm sau vệ sinh lại bằng nước ấm hoặc nước muối loãng. Kiên trì bôi 1 ngày/lần để thu được hiệu quả.
- Đắp lá trầu không:
Hái 5-7 lá trầu không sạch, không bị dập nát. Ngâm lá trầu với nước muối trong khoảng 5 phút, sau đó giã nát hoặc vò nát. Đắp bã lá trầu không lên vùng da bị bệnh đã được vệ sinh sạch sẽ trong khoảng 15 phút. Rửa lại vết thương bằng nước ấm. Lưu ý không đắp bã lá trầu quá 15 phút do lượng tinh dầu lớn trong lá có thể gây rát da. Mỗi ngày bôi 1 lần sẽ thu được hiệu quả điều trị mong đợi.
- Tắm nước lá trầu không:
Hái 5-10 lá trầu không già, không bị dập nát. Ngâm lá trầu với nước muối trong khoảng 5 phút. Vò nhẹ lá trầu không rồi đun sôi trong 3 phút với 2 lít nước. Lấy nước này tắm 1 ngày/lần. Chú ý không tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn bằng nước lá trầu.
2. Có nên dùng thuốc nam trị bệnh chàm không?
Sử dụng các loại lá thuốc Nam để chữa bệnh chàm là một phương pháp được nhiều người bệnh tin dùng. Thông thường, các bài thuốc Nam được áp dụng hiệu quả với người mới bị chàm hoặc chàm thể nhẹ, chưa tái phát nhiều lần.
Trị chàm bằng thuốc Nam có các ưu điểm như:
- Đơn giản: Các loại lá thuốc Nam được sử dụng rất đơn giản, dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian. Người bệnh chỉ cần chế và thực hiện trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.
- Tiết kiệm: Các loại thuốc Nam đều dễ tìm thấy trong đời sống hàng ngày với giá thành thấp. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng các phương pháp này ngay tại nhà.
- An toàn: Các lá thuốc Nam đều là những thảo dược được trồng ở Việt Nam, có khi mọc ngay trong vườn nhà. Vì vậy, các loại cây này thường không có độc tính mạnh. Đến nay, nước ta chưa ghi nhận ca bệnh nặng nào do sử dụng thuốc Nam trị bệnh chàm.
- Hiệu quả: Các bài thuốc kể trên đều có hiệu quả tốt với những người bị chàm thể nhẹ hoặc mới mắc bệnh một thời gian.
- Ít tái phát bệnh: Các phương pháp chữa trị đều tuân theo nguyên lý của Y học cổ truyền là trị bệnh từ gốc rễ nên bệnh thường được trị khỏi tận căn nguyên, ít tái phát.
Ngoài ra, các loại lá thuốc này cũng phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh khác nhau và thường không để lại sẹo.
Sử dụng các lá cây chữa bệnh chàm là hướng điều trị tại nhà được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cũng giống như các phương pháp chữa bệnh khác, các loại thuốc này không hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân cũng như chắc chắn đem lại hiệu quả điều trị mong muốn. Vì vậy, người bệnh vẫn nên đi khám và tuân theo các chỉ định các bác sĩ đi kèm với việc sử dụng các loại lá thuốc này.
- Mách bạn bí kíp phân biệt chàm và mụn sữa
- Bật mí những sữa tắm cho bé bị chàm an toàn nhất
- Thực đơn cho người bệnh chàm đơn giản, an toàn
- Trị chàm sữa bằng sữa mẹ như thế nào cho hiệu quả
- Chàm tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hé lộ chân tướng về việc chữa chàm bằng cây chó đẻ
- Tiết lộ chân tướng về cách trị eczema bằng bơ cacao
- Vén màn sự thật về chữa chàm bằng cám gạo
- Tiết lộ bí mật về việc chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn
- Sự thật về chữa bệnh chàm bằng chuối xanh có hiệu quả không?
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?