Hé lộ cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả
Theo dân gian, gừng có tính ấm, vị cay nồng, giúp lưu thông khí huyết hiệu quả. Gừng cũng là nguyên liệu sử dụng nhiều để điều trị tình trạng viêm nhiễm, diệt nấm ngứa và ngăn ngừa vi khuẩn tốt. Hãy tham khảo bài viết này để biết cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà một cách an toàn và hiệu quả nhé!
1. Cây gừng là gì?
Gừng có tên khoa học là Zingiber offcinale Rose, họ Zingiberaceae. Gừng là cây nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,6 – 1 m. Lá mọc so le, mặt lá bóng nhẵn, phần gân giữa hơi trắng nhạt, khi vò có mùi thơm nhẹ. Cụm hoa gừng dạng bông mọc sít nhau, lá bắc hình trứng, mép lưng màu vàng.
Gừng là loại cây gia vị phổ biến được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á, đến Đông Nam Á và Nam Á. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất thế giới.
Ở Việt Nam, gừng được trồng ở khắp các địa phương để lấy củ ăn và làm thuốc, dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong gừng có chứa nhiều thành phần như:
- Tinh dầu
- β-zingiberen, Geraniol, Linalol, Borneol
- Zingeron, Shogaola và Zingerola
- α-camphen, β-phelandren, Eucalyptol
- Gingerol.
2. Công dụng của gừng là gì?
Gừng được sử dụng như một vị thuốc dân gian, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, được dùng chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, giải độc bán hạ.
- Chữa thổ tả, bụng đau, chân tay lạnh, mạch nhỏ, ho phong hàn thấp tỳ.
- Giúp hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa tiêu chảy, cảm mạo, phong hàn, chữa ho mất tiếng.
- Ngoài công dụng làm thuốc, gừng còn được sử dụng để chế biến thực phẩm, nguyên liệu chế rượu bia, làm mứt gừng,…
Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh được Cineol trong gừng có tác dụng diệt khuẩn, bột rễ gừng có tác dụng trị bệnh mắt hột tốt hơn nhiều loại thuốc khác. Nó giúp giác mạc bị biến đổi trở nên trong, làm giảm sự thẩm thấu dưới niêm mạc và tăng hoạt tính sống của mô mắt.
Ngoài ra, gừng còn có hoạt tính kháng nấm, cao gừng có tác dụng ức chế sự phát triển hệ sợi nấm của Epidermophyton floccosum, Paecilomyces varioti, Microsporum gypseum và Trichophyton mentagrophytes.
3. Cách chữa vảy nến bằng gừng
Theo các nghiên cứu, gừng là dược liệu có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, gừng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh vảy nến.
Cách làm: Lấy từ 2 – 3 lát gừng tươi, giã nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị bệnh. Nhờ khả năng kháng viêm mà gừng sẽ giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.
Ngoài cách chữa vảy nến bằng cách đắp ngoài da thì người bệnh có thể kết hợp biện pháp uống để tăng hiệu quả điều trị và giúp giảm ngứa khi bị vảy nến.
Cách thực hiện: Hãm một thìa bột nghệ, một vài lát gừng tươi với nước sôi trong vòng 5 phút, có thể kết hợp thêm mật ong cho dễ uống. Uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều.
4. Có nên chữa vẩy nến bằng gừng không?
Gừng có chứa tinh dầu và một số hoạt chất như gingerols, cineol đã được chứng minh có tính kháng khuẩn và kháng viêm tốt. Ngoài ra, một số thử nghiệm dược lý trên động vật thử nghiệm cũng cho thấy được tính diệt khuẩn, kháng nấm của gừng. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng liều cao nhằm đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh. Bởi một số hạn chế như sau:
- Trị vảy nến bằng gừng chỉ là mẹo dân gian, không thể thay thế hoàn toàn điều trị bằng thuốc tân dược. Phải đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng cũng như có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
- Chữa viêm vảy nến bằng gừng chỉ áp dụng được trong trường hợp bệnh mới mắc hay giai đoạn nhẹ. Có thể kết hợp biện pháp này cùng phương pháp điều trị chính trong giai đoạn nhẹ của bệnh.
Do đó, có thể dùng gừng để trị bệnh vảy nến nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Phối hợp cùng phương pháp điều trị được chỉ định để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
5. Lưu ý khi dùng gừng chữa vẩy nến
Cho đến hiện nay, tác dụng chữa vảy nến của gừng vẫn chưa được công nhận hoàn toàn. Vì vậy, để phòng tránh rủi ro và tăng hiệu quả của bài thuốc thì người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Trường hợp dị ứng hay mẫn cảm với một số thành phần có trong gừng cần thận trọng khi sử dụng. Khi có biểu hiện quá mẫn cảm cần ngưng sử dụng và tìm giải pháp phù hợp hơn.
- Các bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên đều có tác dụng khá chậm, cần phải có thời gian để đạt được hiệu quả mong muốn. Do đó người bệnh cần kiên nhẫn duy trì điều trị, không nên bỏ dở giữa chừng.
- Không nên quá phụ thuộc vào tác dụng điều trị vảy nến của gừng, để kiểm soát bệnh tốt người bệnh vẫn cần đến thăm khám bác sĩ.
- Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm.
- Không nên chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, tránh làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn và chất kích thích.
- Lo âu, căng thẳng sẽ khiến cho hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công, do đó cần giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái trong quá trình điều trị.
Gừng là một dược liệu lành tính khi dùng trong điều trị vảy nến. Tuy nhiên biện pháp này cũng có những điểm hạn chế, người bệnh có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng bệnh. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu thiên nhiên, không chứa các chất tẩy rửa mạnh như kem thảo dược Sorion Cream. Đây là sản phẩm kem bôi có chứa các thành phần hoàn toàn tự nhiên như dầu dừa, lá neem, nghệ vàng, thiên thảo Ấn Độ,… đặc biệt thích hợp cho người bị vảy nến, viêm da cơ địa, chàm. .
- Khám phá sự thật về cây núc nác chữa vẩy nến
- Tìm hiểu thông tin về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
- Trọn bộ thông tin về thuốc trị vảy nến da đầu hiện nay
- Bí quyết lựa chọn sữa tắm cho người bị vảy nến
- Sự thật về lá muồng trâu trị vảy nến
- Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến
- Bị vảy nến phải làm sao? Top 8 việc nên làm
- Các triệu chứng vảy nến giúp bạn chủ động nhận biết
- Bật mí sự thật về cách trị vảy nến bằng tinh dầu
- Hướng dẫn cách chăm sóc da khi bị vảy nến hiệu quả
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?