Chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng, có nên sử dụng không?
Phương thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng được mọi người truyền tai nhau sử dụng, nhiều trường hợp đã ghi nhận hiệu quả điều trị. Bài thuốc được mọi người đồn đoán là giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do viêm da cơ địa gây nên. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ về bài thuốc này nhé!
1. Lá đinh lăng là gì?
Đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa) còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 0,8-1,5m. Lá kép mọc so le nhau, mép lá có răng cưa.
Hoa đinh lăng nhỏ, màu trắng xám hoặc lục nhạt, mọc thành từng chùm ở đầu cành. Quả dẹt dài khoảng 3-4mm. Cây đinh lăng được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh nhiều nơi trên khắp cả nước.
Lá đinh lăng dễ kiếm, phơi khô thành dược liệu, nấu lên có mùi thơm như thuốc bắc. Một số lợi ích của lá đinh lăng đối với sức khỏe:
- Tăng cường sinh lực, nâng cao sức khỏe
- Lợi tiểu
- Cải thiện trí nhớ
- Giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc
- Giải độc, chống dị ứng
2. Công dụng của lá đinh lăng đối với viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu phổ biến gặp phải do nhiều nguyên nhân, với các biểu hiện thường gặp trên da như mẩn đỏ, da khô, ngứa ngáy. Khi đó, lớp bảo vệ bên ngoài da bị tổn thương, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì dễ nặng thêm và tái phát lại.
Lá đinh lăng là dược liệu được nhiều người truyền tai nhau trong dân gian, được ví như “cây nhân sâm” của người nghèo do đem lại nhiều hiệu quả về khả năng trị bệnh.
Lá đinh lăng chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và cung cấp các dưỡng chất cho làn da phục hồi. Nhờ vậy, vị dược liệu này được dùng trong các bài thuốc chữa viêm da cơ địa, vừa thúc đẩy quá trình tái tạo da non, vừa hỗ trợ chữa lành các tổn thương trên da. Từ đó, góp phần ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng da do bệnh viêm da cơ địa gây nên.
3. Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng hiệu quả
Chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng là bài thuốc được nhiều người áp dụng nhưng không phải ai cũng biết dùng lá đinh lăng đúng cách. Việc thực hiện đúng sẽ góp phần phát huy hiệu quả điều trị của bài thuốc.
3.1. Đắp lá đinh lăng với muối
Muối có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, giảm viêm, khi kết hợp với lá đinh lăng làm tăng hiệu quả điều trị viêm da cơ địa.
- Chuẩn bị: Hái một nắm lá đinh lăng, đem rửa nhiều lần bằng nước. Sau đó, ngâm lá đinh lăng trong nước muối pha loãng 10-15 phút. Để ráo nước và giã nát.
- Thực hiện: Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước ấm hoặc xà phòng chuyên dụng. Lau khô vùng da bằng khăn bông mềm, đắp lá đinh lăng lên. Chờ khoảng 20-30 phút cho tinh chất dược liệu thấm sâu vào da, khô lại, rửa lại da bằng nước ấm.
Bài thuốc giúp cung cấp dưỡng chất trực tiếp, hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng viêm da cơ địa từ bên ngoài. Hoạt chất có trong dược liệu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da giúp chữa lành tổn thương và giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng do vi khuẩn phát triển.
Xem thêm: Một số bài thuốc nam trị viêm da cơ địa
3.2. Tắm nước lá đinh lăng
Lá đinh lăng có thể dùng đun nước tắm, đây cũng được cho là một cách hiệu quả giúp giảm triệu chứng ngứa rát của viêm da cơ địa.
- Chuẩn bị: Hái 2 nắm lá đinh lăng, đem rửa nhiều lần bằng nước.
- Thực hiện: Cho lá đinh lăng vào nồi nấu chung với 1 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì cho một ít muối vào, hòa tan hoàn toàn. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương hoặc tắm hằng ngày.
Xem thêm: Chữa viêm da cơ địa bằng lá tắm
3.3. Uống nước sắc lá đinh lăng
Bài thuốc uống nước lá đinh lăng sẽ đưa trực tiếp dưỡng chất vào bên trong cơ thể, phát huy được tác dụng chữa viêm da cơ địa từ bên trong.
- Chuẩn bị: Hái một nắm lá đinh lăng tươi, đem đi rửa sạch nhiều lần với nước. Để ráo nước và phơi khô.
- Thực hiện: Cho lá đinh lăng đã phơi khô vào ấm sắc nhỏ lửa với 3 chén nước, chờ đến khi cạn nước còn khoảng 1 chén thì chắt ra. Tiếp theo, sắc thêm lần hai với 3 chén nước, đến khi cạn còn ⅔ thì đem hòa tan với 1 chén ban đầu để uống trong ngày.
Nước lá đinh lăng hơi khó uống nên bạn có thể dùng kèm với đường hoặc cam thảo để kích thích vị giác.
3.4. Lá đinh lăng kết hợp với lá huyết dụ
Trong lá huyết dụ có chứa hoạt chất giúp giải độc, giảm ngứa, khi phối hợp cùng lá đinh lăng tạo thành bài thuốc điều trị viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng.
- Chuẩn bị: Lấy một lượng lá đinh lăng và lá huyết dụ theo tỷ lệ 2:1. Rửa sạch dược liệu nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn và ký sinh trùng.
- Thực hiện: Cho lá đinh lăng và lá huyết dụ vào ấm, đun sôi, khi nước thuốc cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia ra để uống 2 lần trong ngày, nên uống ấm và uống liên tục trong một thời gian để giảm triệu chứng bệnh
3.5. Kết hợp lá đinh lăng, ngổ diếc và bông lúa lài
Bài thuốc uống từ lá đinh lăng, ngổ diếc và bông lúa lài cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng bệnh viêm da cơ địa gây nên.
- Chuẩn bị: Lấy khoảng 50 gram rau ngổ diếc, 50 gram lá đinh lăng khô và một ít bông lúa lài. Rửa sạch các nguyên liệu.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đã rửa sạch, sắc chung với 1,5 lít nước. Đợi nước đun sôi, tắt bếp và chờ nước nguội, dùng uống trong ngày.
4. Dùng lá đinh lăng chữa viêm da cơ địa cần lưu ý gì?
Việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm da cơ địa còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kết quả điều trị tốt nhất. Một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm da cơ địa:
- Tuân thủ điều trị: Lá đinh lăng nếu uống quá liều trong thời gian dài do có chứa thành phần saponin nên có thể gây ra tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược,…Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Chế độ ăn khoa học: Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, cung cấp đủ nước giúp duy trì độ ẩm và phục hồi da.
- Lối sống lành mạnh: Tập thể dục, vận động thường xuyên, giữ tinh thần luôn thoải mái, tích cực. Nhờ vậy mà kết quả điều trị khả quan hơn.
- Bảo vệ da hằng ngày: Vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách, tránh chà xát quá mạnh. Hạn chế dùng nước nóng, nên lựa chọn sữa tắm phù hợp với cơ địa, không gây kích ứng da.
- Không dùng cho mọi đối tượng: Đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai, nhất là thai phụ mang thai ba tháng đầu chỉ nên dùng bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng đắp hoặc tắm lá đinh lăng. Tuyệt đối không dùng các bài thuốc khác do có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Việc áp dụng các bài thuốc trị viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng chỉ phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, hầu như không có tiến triển với bệnh ở mức độ nặng. Do đó, nếu bạn gặp tình trạng nặng cần đến khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý chữa trị tại nhà.
Tuy có công dụng giảm tình trạng viêm da cơ địa nhưng dùng lá đinh lăng cũng có nhiều hạn chế khi áp dụng. Bạn có thể tham khảo lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa Sorion.
Sorion chứa các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như lá neem, nghệ vàng, dầu dừa, thiên thảo Ấn Độ,…nên rất an toàn khi sử dụng. Sản phẩm với công thức độc đáo Ayurvedic từ hàng ngàn năm trước của Ấn Độ giúp giảm nhẹ các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa rát, khó chịu của bệnh viêm da cơ địa.
- Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa
- Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa đơn giản, hiệu quả
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi, có nên không?
- [Giải đáp] Có nên dùng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa không?
- Top 12 loại sữa tắm cho bé bị viêm da cơ địa
- Top 8 loại thực phẩm tốt cho người bị viêm da cơ địa
- Viêm da cơ địa ở đầu – Nhận biết và điều trị sao cho hiệu quả
- Có nên chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô không?
- Hé lộ bí mật về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: nguyên nhân, nhận biết và điều trị
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?