Hé lộ chân tướng về việc chữa chàm bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ là dược liệu quý được dùng trong nhiều bệnh lý, trong đó có cả các bệnh da liễu như chàm. Hiệu quả thực sự của phương pháp chữa chàm bằng cây chó đẻ như thế nào? Có tác dụng phụ gì không? Bài viết dưới đây, các Chuyên gia của Sorion sẽ giải đáp giúp bạn.
1. Cây chó đẻ là gì?
Cây chó đẻ là loại cây có tên gọi bắt nguồn từ thói quen ăn loại lá này sau khi sinh sản của chó. Đây là loại cây dại mọc ở nhiều nơi tại các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay có một số vùng trồng loại cây này để làm nguyên liệu cho công nghiệp dược liệu.
Theo y học có ba loại chó đẻ khác nhau với đặc điểm và tác dụng khác nhau, cụ thể:
- Diệp hạ châu ngọt: Có gốc màu đỏ đậm, thân cây khô cứng có màu đỏ, lá cây dày có vị ngọt. Loại cây này có dược tính nhưng không đủ mạnh vì vậy không được dùng làm thuốc chữa bệnh.
- Diệp hạ châu xanh đậm: Loại cây có thân to, màu xanh đậm, lá mọc rời rạc, không liền kề. Diệp hạ châu xanh đậm không được dùng làm thuốc mặc dù có tác dụng diệt khuẩn.
- Diệp hạ châu đắng: Còn được bằng tên quen thuộc là chó đẻ răng cưa. Đặc điểm là thân cây ngắn, ít phân nhánh, lá màu xanh nhạt với kích thước ngắn và mỏng mảnh hơn.
Đây là loại dược liệu quý có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, lợi tiểu, thông huyết. Tuy nhiên loại cây này lại có độc tố mạnh vì vậy khi sử dụng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Trước khi sử dụng bài thuốc chữa chàm từ cây chó đẻ răng cưa, bạn cần biết phân biệt các loại cây chó đẻ. Bởi dùng nhầm có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, làm trầm trọng thêm tình trạng chàm.
2. Công dụng của cây chó đẻ
Cây chó đẻ có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe và nhiều công dụng hữu ích trong da liễu như:
- Giảm đau: Nghiên cứu cho thấy chó đẻ có chứa hỗn hợp steroid, ester ethyl và acid gallic. Nhờ đó có tác dụng giảm đau mạnh gấp 3 lần so với Morphin và gấp 4 lần so với Indomethacin. Điều này có thể giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu do bệnh chàm gây ra.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu: Các hoạt chất có trong cây chó đẻ như tanin, flavonoid, phenol, phyllanthin, triterpen, acid hữu cơ,… Những chất này có khả năng tiêu viêm, giảm ngứa, chống oxy hóa. Đồng thời tăng tốc độ phục hồi, tái tạo da, giảm bong tróc và giúp da mềm mại.
- Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh bên ngoài: Cây chó đẻ có đặc tính sát khuẩn cao, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nhờ vậy có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về da liễu như chàm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.
- Một số công dụng khác: Thông Đông y, cây chó đẻ còn có tác dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Khi sử dụng có thể hỗ trợ quá trình đào thải các chất độc tích tụ dưới da, giúp da khỏe mạnh và mềm mịn hơn.
Với những tác dụng trên, cây chó đẻ được nhiều người dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh chàm. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu áp dụng không đúng cách, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.
3. Cách sử dụng cây chó đẻ chữa bệnh chàm
Để áp dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm, bạn cần sử dụng bài thuốc từ loại cây chó đẻ răng cưa. Thông thường, chúng mọc hoang nhiều ở ven đường, đồng ruộng hoặc ven đồi nên có thể dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa các loại chó đẻ với nhau dẫn tới dùng sai.
Sau khi thu hái nguyên liệu, bạn có thể sử dụng cây chó đẻ như mẹo chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản theo các bước:
- Bước 1: Rửa sạch cây chó đẻ răng cưa, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Bước 2: Cho cây chó đẻ vào cối rồi dùng chày giã nhuyễn hoặc dùng tay vò nát dược liệu.
- Bước 3: Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn mềm.
- Bước 4: Dùng dược liệu đã giã nhuyễn chà nhẹ lên vùng da bị chàm. Với trường hợp tổn thương ở tay chân có thể dùng băng gạc để bó chặt.
- Bước 5: Giữ yên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Bạn nên kiên trì thực hiện phương pháp này hàng ngày trong 2 tuần, 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả điều trị.
4. Có nên chữa chàm bằng cây chó đẻ không?
Không thể phủ nhận về các tác dụng của cây chó đẻ chữa bệnh chàm. Tuy nhiên đây chỉ là mẹo dân gian, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả của nó. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Tuyệt đối không áp dụng trong trường hợp nặng vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Cây chó đẻ có dược tính mạnh vì vậy cũng dễ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt là khi sử dụng sai cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tính mạng. Vì vậy bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại thảo dược này như:
- Cây chó đẻ có tính hàn, không sử dụng để sắc uống do có thể gây ra vấn đề liên quan tới việc mang thai, vô sinh và hiếm muộn ở nữ giới.
- Không dùng cây chó để làm thuốc phòng bệnh và không uống nước cây chó đẻ mỗi ngày. Chỉ sử dụng ngoài da để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
- Không sử dụng cây chó đẻ cho người có tiền sử cao huyết áp. Bởi các thành phần trong loại cây này có thể gây ăn mòn hồng cầu, dẫn tới bất ổn trong máu và nhiều tình trạng nguy hiểm khác.
- Sau khi thu hoạch cây chó đẻ cần rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, tránh trường hợp bội nhiễm.
- Trước khi bôi thuốc, cần vệ sinh sạch vùng da bị bệnh rồi lau khô. Da bị ẩm có thể ảnh hưởng đến tác dụng của bài thuốc từ cây chó đẻ.
- Trước khi chữa chàm bằng cây chó đẻ, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chỉ sử dụng nếu được cho phép từ người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý áp dụng vì đây là dược liệu mạnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Trong suốt quá trình áp dụng phương pháp này cần theo dõi sát sao tiến triển của bệnh. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần chủ động tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Mách bạn bí kíp phân biệt chàm và mụn sữa
- Bật mí những sữa tắm cho bé bị chàm an toàn nhất
- Thực đơn cho người bệnh chàm đơn giản, an toàn
- Trị chàm sữa bằng sữa mẹ như thế nào cho hiệu quả
- Chàm tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Tiết lộ chân tướng về cách trị eczema bằng bơ cacao
- Vén màn sự thật về chữa chàm bằng cám gạo
- Tiết lộ bí mật về việc chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn
- Sự thật về chữa bệnh chàm bằng chuối xanh có hiệu quả không?
- [Chuyên gia trả lời] Có nên chữa chàm bằng khoai tây không?
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?