Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm da cơ địa – Một căn bệnh mãn tính đem đến rất nhiều sự khó chịu cho chúng ta trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm sao để chẩn đoán viêm da cơ địa một cách chính xác nhất và tìm ra những biện pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây. 

 Làm sao để chẩn đoán viêm da cơ địa một cách chính xác
Làm sao để chẩn đoán viêm da cơ địa một cách chính xác

1. Viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa(chàm thể tạng) là một loại viêm da tái phát mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Có thể là liên quan đến sự nhạy cảm di truyền, sự rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, cùng với những yếu tố môi trường. Triệu chứng chính của bệnh là ngứa và tình trạng da bị tổn thương từ mức độ nhẹ là đỏ da đến mức độ nặng.

2. Chẩn đoán viêm da cơ địa

Để chẩn đoán viêm da cơ địa, chúng ta cần quan tâm đến 2 vấn đề chính đó là tiêu chuẩn chẩn đoán và các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán viêm da cơ địa.

2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa thường dựa trên sự kết hợp của các yếu tố lâm sàng, triệu chứng của bệnh, và các biểu hiện cận lâm sàng. Dưới đây là 3 tiêu chuẩn chẩn đoán phổ biến cho viêm da cơ địa.

Tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980)

Đây là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán đầu tiên dành cho viêm da cơ địa. Tiêu chuẩn này dựa trên việc đặt ra các tiêu chí về triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, theo hệ thống bảng điểm. Bệnh viêm da cơ địa được xác định khi đáp ứng các tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ.

Các tiêu chuẩn chính bao gồm: 

  • Ngứa
  • Viêm da mạn tính và tái phát 
  • Hình thái và vị trí thương tổn điển hình 
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có bệnh cơ địa dị ứng chẳng hạn như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

Các tiêu chuẩn phụ bao gồm: 

  • Đặc điểm khuôn mặt: Mặt xanh xao, ban đỏ , các mảng giảm sắc tố , sạm da dưới ổ mắt, viêm môi, nếp gấp dưới ổ mắt, viêm kết mạc tái phát , nếp gấp trước cổ
  • Có yếu tố nguy cơ : Yếu tố cảm xúc, yếu tố môi trường, thức ăn, chất gây kích ứng da
  • Có biến chứng: Dễ bị nhiễm trùng da , suy giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào, dễ mắc bệnh đục thủy tinh thể hình chóp và dưới bao trước , phản ứng da ngay lập tức
  • Đặc điểm khác: Khởi phát sớm, da khô, bệnh vảy cá, lòng bàn tay quá thẳng, dày sừng nang lông, viêm da bàn tay và bàn chân, chàm núm vú, chứng da trắng, nổi rõ quanh nang lông.
Để chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ có thể căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn
Để chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ có thể căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa của hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) 

Tiêu chuẩn này được xây dựng năm 2003, cập nhật lại vào năm 2014. Với sự tổng hợp và sắp xếp hợp lý hơn cùng với việc xem xét các triệu chứng dựa trên độ tuổi, tiêu chuẩn này được đánh giá là xúc tích và nhanh gọn hơn tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka, thường ứng dụng trong thực hành lâm sàng.

Những đặc điểm cần có

  • Triệu chứng ngứa ngáy.
  • Tình trạng chàm (cấp, bán cấp, mãn) với đặc điểm riêng về tuổi, hình thái và vị trí tổn thương.

Đặc điểm quan trọng

  • Bệnh bắt đầu từ khi còn nhỏ..
  • Có dấu hiệu di truyền về tình trạng dị ứng, cả ở cấp cá nhân và gia đình.
  • Da khô.

Các đặc điểm kết hợp

Da vẽ nổi trắng (là phản ứng mạch máu không điển hình), da bong tróc như vảy cá. Có tổn thương xảy ra ở vùng mắt và xung quanh mắt, miệng và khu vực tai, hiện tượng lichen hóa và vết cấn trầy trước trên da.

Tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức UK Working party 

Tiêu chí phải có: Ngứa

Có xuất hiện một trong 3 tiêu chí phụ sau:

  • Bệnh chàm nếp gấp có thể nhìn thấy được, ví dụ như hố trước khuỷu tay và hố khoeo (hoặc viêm da có thể nhìn thấy ở má và bề mặt duỗi nếu dưới 18 tháng)
  • Tiền sử cá nhân bị viêm da 
  • Tiền sử cá nhân bị khô da trong 12 tháng qua
  • Tiền sử cá nhân mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng (hoặc tiền sử bệnh chàm ở người thân độ một nếu <4 tuổi)
  • Khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng dưới 2 tuổi (tiêu chí này không nên áp dụng ở trẻ <4 tuổi)

2.2. Xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Sau khi thăm khám và nhận định các triệu chứng cơ bản, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định cận lâm sàng. Có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán viêm da cơ địa như sau:

  • Sinh thiết da được thực hiện để phát hiện ra căn nguyên gây dị ứng. Tuy nhiên cũng không thực hiện xét nghiệm này quá nhiều lần do tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro. Chẳng hạn có thể gây chảy máu, để lại sẹo hoặc nhiễm trùng
  • Xét nghiệm định lượng IgE: Bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu và đem mẫu đi xác nhận nồng độ IgE. Có đến 80% số bệnh nhân viêm da cơ địa có IgE cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên cũng có 20% số bệnh nhân có mức IgE ổn định. Từ đó xác định IgE không hẳn là yếu tố quyết định trong việc chẩn đoán viêm da cơ địa.
  • Test áp bì (Patch test): Bác sĩ sẽ thực hiện việc cho da tiếp xúc với miếng dán có chứa các yếu tố nghi ngờ là dị nguyên. Việc này cho phép bác sĩ dự đoán chính xác nguyên nhân gây dị ứng.
  • Xét nghiệm bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan có xu hướng tăng lên khi bệnh nhân đang trong giai đoạn dị ứng. Cần xét nghiệm máu để xác định điều này.
  • Xét nghiệm tìm dị nguyên huyết thanh: Xét nghiệm máu để tim IgE đặc hiệu đối kháng với các dị nguyên.
Xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa
Xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

3. Điều trị viêm da cơ địa

Giai đoạn chữa bệnh

Trong giai đoạn chữa bệnh của viêm da cơ địa, mục tiêu chính là kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa và viêm, và làm dịu tình trạng da. Các biện pháp cần thiết bao gồm:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để duy trì độ ẩm cho da. Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện tình trạng da khô và giảm ngứa, làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm.
  • Kem chữa ngứa và viêm: Các kem chứa thành phần chống ngứa và chống viêm có thể được sử dụng để làm giảm ngứa và tình trạng viêm nhiễm. Các thành phần như corticosteroid thường được sử dụng trong các sản phẩm này.
  • Uống thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống để kiểm soát tình trạng viêm và ngứa da nếu nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin và corticosteroid có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng.

Giai đoạn phòng bệnh

Sau khi giai đoạn chữa bệnh đã được kiểm soát và tình trạng da được cải thiện, giai đoạn phòng bệnh là quá trình tiếp tục chăm sóc da để ngăn ngừa tái phát của viêm da cơ địa. Các biện pháp trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tiếp tục sử dụng kem dưỡng ẩm: Để duy trì độ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng khô da tái phát, việc sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày vẫn rất quan trọng.
  • Sử dụng mỹ phẩm phù hợp: Lựa chọn mỹ phẩm không chứa hóa chất gây kích ứng và phù hợp với loại da của bạn. Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây dị ứng và kích ứng da.
  • Chăm sóc da nhẹ nhàng: Hạn chế việc tác động mạnh lên da như cọ, gãi và tác động của môi trường có thể giúp bảo vệ da khỏi tình trạng viêm nhiễm.

Việc điều trị viêm da cơ địa bao gồm cả giai đoạn chữa bệnh và giai đoạn phòng bệnh. Việc tuân thủ đúng các biện pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách sẽ giúp kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa tái phát.

4. Phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là tình trạng da phổ biến hiện nay. Bản thân chúng ta có thể phòng ngừa nó hiệu quả thông qua một số biện pháp đơn giản. Dưới đây là ba ý quan trọng để phòng ngừa viêm da cơ địa.

Cần có biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả
Cần có biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả

Vệ sinh cơ thể thường xuyên

Vệ sinh đều đặn là chìa khóa để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và viêm nhiễm da. Tắm rửa hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu và tế bào chết. Đây là phương pháp cơ bản để duy trì sức khỏe da. 

Sử dụng xà phòng hoặc gel tắm phù hợp với loại da của bạn. Sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Đặc biệt cần chú ý làm sạch các vùng dễ bị ẩm ướt. Chẳng hạn như vùng dưới cánh tay và dưới vùng ngực tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tránh ăn đồ dễ gây dị ứng

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Người bệnh nên tìm hiểu các thực phẩm tốt cho người viêm da cơ địa

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu nành và các loại thực phẩm chứa hóa chất phụ gia. Tập trung ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho da.

Lựa chọn kem dưỡng ẩm và mỹ phẩm phù hợp

Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Ngoài ra nó giúp bảo vệ da khỏi tác động có hại của môi trường. 

Hãy chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa hóa chất gây kích ứng cho da của bạn. 

Trên đây là những cách để chẩn đoán viêm da cơ địa một cách chính xác nhất. Bạn muốn biết thêm thông tin về các bệnh da liễu và sản phẩm Sorion, vui lòng liên lạc với chúng tôi ngay qua HOTLINE  082 9912 888 để biết thêm thông tin chi tiết.

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm liên quan

Đặt câu hỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *