Chàm tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc gây ra nhiều triệu chứng ngứa, đau rát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và xử lý đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về chàm tiếp xúc qua bài viết này ngay nhé!
1. Chàm tiếp xúc là gì?
Chàm tiếp xúc (còn gọi là viêm da cơ địa tiếp xúc) là tình trạng viêm da do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng. Đây là một loại bệnh phổ biến về da với các triệu chứng mẩn ngứa, đau rát và nứt nẻ ở phần da bị viêm.
Hiện nay tỷ bệnh người bệnh mắc chàm tiếp xúc đang có xu hướng tăng lên. Thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 1,5 – 5,4% dân số mắc thể bệnh này. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh cũng gia tăng một cách chóng mặt bởi nguyên nhân môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu thay đổi.
Viêm da tiếp xúc chỉ gây tổn thương tại vùng da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng. Chỉ khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng với lân lan ra các vùng da xung quanh gây phát ban, mẩn đỏ.
Chàm tiếp xúc có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu hoặc cơ địa nhạy cảm. Ví dụ:
- Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam
- Người trên 70 tuổi có sử dụng các kháng sinh bôi tại chỗ
- Công nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại, thợ làm tóc,…
Dựa vào chất tiếp xúc và mức độ nhạy cảm của miễn dịch mà viêm da tiếp xúc chia thành hai loại:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Phản ứng viêm xảy ra do dị ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Phản ứng viêm do tiếp xúc nhưng không có sự kích hoạt của dị ứng.
Trong đó viêm da kích ứng chiếm 80% các trường hợp bị viêm da tiếp xúc. Sau nhiều lần bị viêm da kích ứng có thể chuyển thành viêm da dị ứng.
2. Nguyên nhân gây bệnh chàm tiếp xúc
Từng loại bệnh chàm tiếp xúc sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Hệ miễn dịch phản ứng khi da tiếp xúc với những tác nhân lạ, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Thông thường, viêm da tiếp xúc dị ứng không xảy ra ngay ở lần đầu tiếp xúc. Nó sẽ dần dần hình thành phản ứng theo thời gian nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng.
Khi bạn tiếp xúc với một số nguyên nhân sau có thể gây viêm da cơ địa dị ứng:
- Các loại trang sức hoặc vật dụng chứa niken.
- Chất bảo quản, chất khử trùng
- Chất tạo hương thơm trong gia vị, nước súc miệng, nước hoa, mỹ phẩm
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa chất khử mùi, thuốc nhuộm tóc, gel tắm, kem chống nắng, sơn móng tay
- Các chất có trong không khí như thuốc trừ sâu, phấn hoa,…
- Các loại thực vật có khả năng gây dị ứng như cây sồi, cây thường xuân,…
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin đường uống.
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Loại chàm tiếp xúc này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất độc hại, dẫn tới phá hỏng lớp tế bào da bảo vệ da bên ngoài. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc mà không cần trải qua thời gian nào.
Một số chất có thể là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng như:
- Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
- Thuốc nhuộm
- Chất làm mềm vải
- Chất tẩy rửa mạnh
- Xi măng
- Chất gây kích ứng có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da
3. Dấu hiệu nhận biết chàm tiếp xúc
Triệu chứng chàm tiếp xúc khác nhau ở mỗi đối tượng tùy thuốc nguyên nhân và mức độ nhạy cảm của từng người. Các biểu hiện viêm da cơ địa tiếp xúc có thể xuất hiện như:
- Da tại vị trí tiếp xúc nổi mẩn đỏ, trên bề mặt có thể nổi mụn nước nhỏ hoặc bóng nước to
- Cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát tại vùng da bị viêm
- Sau một thời gian da khô và tróc vảy
- Triệu chứng xuất hiện tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên, một số trường hợp có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể, thậm chí là toàn thân.
4. Chàm tiếp xúc có nguy hiểm không?
Chàm tiếp xúc không phải bệnh lý nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc điều trị không quá khó khăn, các triệu chứng thường được cải thiện sau 1 – 4 tuần, tùy mức độ bệnh. Tuy nhiên, điều trị sai cách, khiến tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng không lường. Cụ thể:
- Nhiễm trùng da: Biến chứng xảy ra chủ yếu do vệ sinh da không đúng cách hoặc cào gãi, chà xát da. Từ đó dẫn tới tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm, gây hiện tượng chảy mủ, chốc lở.
- Viêm mô tế bào: Đây là biến chứng nghiêm trọng hơn của nhiễm trùng với các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau/đỏ vùng da bị viêm. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm bởi vi khuẩn có thể đi vào khớp, xương, dây chằng, tuần hoàn máu,…gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Viêm da thần kinh: Thường xuyên cào gãi lên vùng da bị viêm dẫn tới trầy xước và co giãn mạn tính. Da dày cộm, sần sùi, đổi màu và gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ngoài các biến chứng trên, viêm da tiếp xúc còn gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy khi phát hiện triệu chứng ban đầu, bạn cần áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp để tránh rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.
5. Điều trị chàm tiếp xúc
Chàm tiếp xúc mức độ nhẹ có thể điều trị dứt điểm nếu bạn chọn đúng phương pháp và chăm sóc, bảo vệ da phù hợp. Một số phương pháp được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt như:
5.1. Sử dụng thuốc trị chàm tiếp xúc
Sau khi thực hiện xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên kết quả thu được. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc như:
- Thuốc bôi để giảm viêm: Thuốc bôi dạng kem hoặc thuốc mỡ có chứa corticoid được sử dụng nhằm mục đích chống viêm ở vùng da bị bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thay thế bằng corticoid dạng tiêm hoặc uống.
- Thuốc kháng histamin đường uống: Chỉ định trong trường hợp chàm tiếp xúc dai dẳng, tái phát nhiều lần, thường được dùng liên tục trong 2 – 4 tuần.
- Thuốc tacrolimus và pimecrolimus: Có tác dụng điều hòa miễn dịch ức chế calcineurin, từ đó giảm các triệu chứng chàm tiếp xúc.
Nhược điểm khi sử dụng các loại thuốc này là bệnh có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng. Hơn nữa dùng kháng sinh thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khô da, mọc mụn,…
5.2. Biện pháp trị chàm tiếp xúc tại nhà
Một số mẹo chữa bệnh chàm đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà như:
- Chữa chàm tiếp xúc bằng lá khế: Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi cùng 5l nước. Dùng nước lá khế đun sôi pha với nước tắm đến nhiệt độ vừa phải rồi dùng vệ sinh cơ thể.
- Chữa chàm tiếp xúc bằng lá trà xanh: Dùng lá trà xanh tươi cho vào nồi cùng 2l nước, đun sôi, thêm 2 – 3 muỗng cà phê muối rồi tiếp tục đun tới khi cạn còn 1/3 thì ngưng. Dùng tăm bông thấm dung dịch rồi thoa lên vùng da bị bệnh, ngày 2 – 3 lần.
Các biện pháp này có tác dụng chậm, hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của chàm tiếp xúc, cơ địa của người bệnh. Vì vậy trong trường hợp bệnh nặng hoặc đã sử dụng nhiều cách nhưng không hiệu quả, bạn nên chủ động thăm khám và được bác sĩ chỉ định phương pháp khác hiệu quả hơn.
- Mách bạn bí kíp phân biệt chàm và mụn sữa
- Bật mí những sữa tắm cho bé bị chàm an toàn nhất
- Thực đơn cho người bệnh chàm đơn giản, an toàn
- Trị chàm sữa bằng sữa mẹ như thế nào cho hiệu quả
- Hé lộ chân tướng về việc chữa chàm bằng cây chó đẻ
- Tiết lộ chân tướng về cách trị eczema bằng bơ cacao
- Vén màn sự thật về chữa chàm bằng cám gạo
- Tiết lộ bí mật về việc chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn
- Sự thật về chữa bệnh chàm bằng chuối xanh có hiệu quả không?
- [Chuyên gia trả lời] Có nên chữa chàm bằng khoai tây không?
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?