Khám phá sự thật về cây núc nác chữa vẩy nến
Vảy nến là căn bệnh ngoài da gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe người bệnh. Ngày nay ngoài sử dụng các loại thuốc đặc trị, nhiều người có xu hướng tìm đến các giải pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên, tiêu biểu là cây núc nác. Cùng tìm hiểu chi tiết về cây núc nác chữa vẩy nến trong bài viết sau.
1. Cây núc nác là gì?
Cây núc nác có tên khoa học Oroxylum indicum (L.) Kurz là một trong những loại cây thuốc quý được ứng dụng nhiều trong y học. Tùy từng địa phương mà chúng ta có thể bắt gặp một số tên gọi khác của loại cây này như Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Thiều tầng chỉ, Thiên trương chi, Bạch ngọc nhi,…
Đặc điểm nổi bật của cây núc nác là sở hữu sức sống mạnh mẽ. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở nhiều nơi như Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka…Ở Việt Nam địa điểm tập trung cây núc nác nhiều nhất là vùng đồi núi phía Bắc.
Cây núc nác thuộc giống cây nhỡ, khi trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình dao động ở mức 5 – 13 mét. Thân cây khá nhỏ và nhẵn, vỏ cây có màu xám quen thuộc nhưng phần ruột bên trong lại sở hữu màu vàng khá đặc biệt.
Lá cây núc nác thường mọc đối xứng hai bên với hình dạng lông chim đặc trưng, tập trung phần lớn ở phía ngọn cây. Còn hoa của loại cây này lại thường mọc thành từng cụm. Khi nở hoa núc nác gây ấn tượng nhờ kích thước lớn và có màu nâu sẫm. Khi hoa tàn sẽ hình thành nên từng quả núc nác dài và mỏng dao động trong khoảng 50 – 60 cm.
Cây núc nác chữa bệnh vảy nến
2. Công dụng của cây núc nác
Vỏ cây núc nác có chứa nhiều thành phần như Biochanin-A, Chrysin, Baicalein và Acid Ellagic, Oroxylin A, Chrysin, Triterpene, Axit Cacboxylic và Axit Ursolic.. Trong hạt lại có chứa một chất kiềm màu vàng hơn 80% dầu béo. Đây là thành phần được ứng dụng nhiều trong y học.
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền Việt Nam, cây núc nác chứa rất ít độc tố lại có vị đắng, tính ngọt, mát, có thể đi vào hai kinh là tỳ và bàng quang.
Các thành phần cây núc nác được chứng minh có khả năng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, tiêu thũng, nhuận phế, chỉ khí, chỉ thống. Từ đó ngăn ngừa dị ứng, ngứa ngáy. Đồng thời góp phần tăng cường sức đề kháng hiệu quả, giúp cơ thể hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
Vậy nên từ lâu dân gian đã sử dụng vỏ núc nác để thay thế cho hoàng bá thực. Hay ứng dụng để chữa một số căn bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày, viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho, viêm họng.
Đặc biệt đây là thành phần quan trọng không thể thiếu trong bài thuốc chữa một số căn bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da dị ứng,…
Ngoài ra, một số trường hợp dân gian cũng nghiền hạt núc nác thành bột và rắc lên vết thương để hạn chế lở loét, mụn nhọt hoặc sơ cứu khi bị rắn cắn. Quả núc nác non thì được ứng dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa.
Theo y học hiện đại
Một thí nghiệm thực hiện năm 1965 Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật của chi nhánh Siberia Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ trên vỏ cây núc nác đã chứng minh bộ phận này có nhiều đặc tính nổi bật như:
- Chứa rất ít độc tố.
- Có khả năng làm giảm tính thấm của mạch máu hơn hẳn xylen.
- Có tác dụng chống lại dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy,…nhờ thành phần gồm chất đắng kết tinh Oroxylin và Alcaloid, Tanin, cùng với một số loại Flavonoid khác.
- Có thể làm giảm vết sưng phồng, chống viêm hiệu quả.
Vậy nên ngày nay y học hiện đại đã sử dụng núc nác để chế tạo một loại dược liệu được gọi là Nunaxin. Đây là loại thuốc quen thuộc chuyên dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến da như vảy nến, viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa hay hen phế quản cho trẻ em.
3. Cách chữa vảy nến bằng cây núc nác
Với nhiều đặc tính như chống viêm, ngăn ngừa dị ứng nên cây núc nác được nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, tiêu biểu như vảy nến. Nếu muốn bài thuốc này mang lại hiệu quả cao người bệnh nên kết hợp chữa bệnh cả bên trong lẫn bên ngoài.
3.1. Sắc vỏ cây núc nác để uống
Với cách làm này bạn cần chuẩn bị từ 10 – 15g vỏ cây núc nác khô sau đó lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Làm sạch phần núc nác khô đã chuẩn bị trước.
- Tiến hành cho núc nác vào trong ấm cùng một lượng nước vừa đủ ngập mặt vỏ cây
- Đem sắc và nấu đến khi nước trong ấm cạn đồng thời tạo thành dạng cao với độ đặc vừa phải.
Người bệnh có thể uống nước vỏ cây núc nác hàng ngày để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng đồng thời hạn chế tình trạng da bong, đóng vảy. Kiên trì sử dụng trong vòng 3 – 4 tháng chắc chắn sẽ nhận thấy những dấu hiệu tích cực nhờ loại nước này.
Ngoài ra bạn cũng có thể tiến hành theo cách làm trên nhưng thay thành phần thành 1.5 – 3 g hạt và 15 – 30g vỏ núc nác.
3.2. Đun nước tắm từ vỏ cây núc nác
Trong phương pháp này bạn chỉ cần lấy một lượng vỏ cây núc nác vừa đủ đun cùng nước từ 30 – 40 phút. Sau đó lấy chính phần nước này để làm sạch cơ thể. Chú ý kết hợp massage cũng như uống nước từ vỏ cây để đem lại hiệu quả tốt nhất.
4. Có nên chữa vẩy nến bằng cây núc nác không?
Hiện nay không khó để chúng ta tìm thấy những loại kem hay thuốc uống để điều trị vảy nến. Tuy nhiên không phải thành phần nào trong đây cũng an toàn khi sử dụng. Một vài trường hợp đặc biệt mẫn cảm có thể gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm như khô da, ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,…
Vậy nên điều trị bằng các bài thuốc dân gian đến từ tự nhiên vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của một số người. Dù là trong y học cổ truyền hay y học hiện đại, cây núc nác vẫn luôn chứng minh mình là một dược liệu an toàn, lành tính lại có khả năng chữa vảy nến hiệu quả.
Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại cây này cho bản thân. Tuy nhiên cần lưu ý kiên trì trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời hạn chế áp dụng nếu là gặp một trong các trường hợp sau: hư hàn, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy.
5. Lưu ý khi dùng cây núc nác chữa vẩy nến
Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến bằng cây núc nác, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi quyết định áp dụng phương pháp này, đặc biệt với phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Lựa chọn nguồn mua núc nác uy tín, tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp núc nác với một số dược liệu hoặc sản phẩm Đông y, Tây y khác mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Kiên trì kết hợp giữa việc uống và điều trị từ bên ngoài để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt ở những vị trí bị vảy nến
- Chú ý xây dựng cho bản thân một thực đơn khoa học, có đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn chiên rán, rượu bia, chất kích thích hay món ăn dễ gây dị ứng.
- Luôn giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, vui vẻ trong quá trình điều trị. Chú ý ngủ đủ giấc cũng như chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Nếu bạn muốn tìm kiếm một sản phẩm điều trị vảy nến hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn thì đừng vội bỏ qua kem Sorion. Đây là một sản phẩm có chứa những thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như dầu dừa, nghệ, thiên thảo, lá neem…
Vì vậy đảm bảo lành tính khi sử dụng, thích hợp với nhiều đối tượng kể cả làn da nhạy cảm. Đặc biệt với công thức đặc biệt được nghiên cứu kỹ càng cùng công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, sản phẩm của Sorion có thể nhanh chóng làm dịu làn da, ngăn ngừa ngứa ngáy, bong tróc.
Từ đó hỗ trợ khôi phục làn da khỏe mạnh, điều trị hiệu quả các căn bệnh về da trong đó có vảy nến. Đây chắc chắn sẽ là sản phẩm chất lượng mà bạn không nên bỏ qua.
- Tìm hiểu thông tin về thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
- Hé lộ cách dùng gừng trị vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả
- Trọn bộ thông tin về thuốc trị vảy nến da đầu hiện nay
- Bí quyết lựa chọn sữa tắm cho người bị vảy nến
- Sự thật về lá muồng trâu trị vảy nến
- Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến
- Bị vảy nến phải làm sao? Top 8 việc nên làm
- Các triệu chứng vảy nến giúp bạn chủ động nhận biết
- Bật mí sự thật về cách trị vảy nến bằng tinh dầu
- Hướng dẫn cách chăm sóc da khi bị vảy nến hiệu quả
-
Người hay đổ mồ hôi tay có dùng được kem dưỡng da tay Hand Cream không?
Kem dưỡng tay Plant Science là một loại kem nhẹ có công thức với những lợi ích của các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Trong ... [Đọc tiếp]
-
Kem chống tăng sắc tố Plant Science có thể thay thế kem dưỡng da mặt hàng ngày không?