Bật mí 3 bài tập yoga cho người bệnh vảy nến

5/5 - (1 bình chọn)

Theo các chuyên gia, để hạn chế căng thẳng góp phần cải thiện và kiểm soát tình trạng vảy nến, người bệnh nên tập yoga. Vậy nó có tác dụng như thế nào? Cách thực hiện các bài tập yoga cho người bệnh vảy nến ra sao? Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết dưới đây.

Bài tập yoga cho người vảy nến
Bài tập yoga cho người vảy nến

1. Tác dụng của yoga trong điều trị vảy nến

Có thể bạn chưa biết trạng thái tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng để ngăn chặn vảy nến phát sinh. Một tinh thần thoải mái, không căng thẳng có thể ngăn chặn những cơn đau đớn bùng phát do vảy nến.

Theo Quỹ bệnh vảy nến Quốc gia (NPF), khi cơ thể căng thẳng, stress trong thời gian dài, gây ra tình trạng tăng viêm, làm bùng phát bệnh vảy nến và ngày càng tồi tệ. Đặc biệt, khi người bệnh đối mặt với trầm cảm, lo âu, làm cho vảy nến phát triển và quá trình điều trị không còn hiệu quả. 

PGS.TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện da liễu Trung Ương cho biết một trong số những cách giảm căng thẳng và tác động của nó đối với bệnh vảy nến là yoga. Yoga không có tác dụng điều trị vảy nến dứt điểm mà làm giảm tình trạng viêm và các triệu chứng của bệnh.

Khẳng định trên dựa trên một nghiên cứu tại Đại học California của Tiến sĩ Wilson Liao. Nhóm bệnh nhân được tham gia bài tập yoga khoảng 12 phút mỗi ngày trong 8 tuần. Sau thời gian, họ có dấu hiệu giảm viêm đáng kể.Nhờ đó, hạn chế tình trạng vảy nến bùng phát.

2. Câu chuyện của giáo viên yoga bị vảy nến

Chị Anne Falkowski hiện đang là một giáo viên yoga tự do đã chia sẻ câu chuyện của mình như sau:

“Mùa đông năm ngoái da tôi xuất hiện các mảng đỏ, có vảy trắng ở khủy tay. Ban đầu các vết thương khá bé có thể che dấu được, sau đó chúng lan rộng khiến những người xung quanh tôi sợ hãi. Họ chỉ trích, cho rằng nó là do vấn đề vệ sinh của tôi, điều này làm tôi lo lắng và không còn tự tin như trước.

Triệu chứng chị Anne Falkowski gặp phải
Triệu chứng chị Anne Falkowski gặp phải

Và yoga đã cho tôi niềm tin khống chế được vảy nến hoặc ít nhất là giúp tôi sống chung với nó tại thời điểm đó. Với hơn 15 năm tập yoga, tôi đã tin chắc đây là lựa chọn tuyệt vời giúp tôi giải tỏa sợ hãi, chấp nhận bản thân, đặc biệt là cả bệnh vảy nến.

Kể từ khi mắc bệnh, những cơn đau nhức thường xuyên “hành hạ” tôi trong suốt thời gian dài. Thậm chí, những người xung quanh còn không dám tới gần tôi. Với tôi, yoga đã làm dịu đi cảm giác đau nhức của bệnh vảy nến. Tôi thường tập trung cơ thể vào những động tác thả lỏng cơ, nhờ đó tình trạng bệnh của tôi cũng có nhiều tiến triển.

Bên cạnh đó, dần dần tôi cũng không còn cảm thấy tự ti về những tổn thương ngoài da của mình nữa. Tôi không còn nhiều thời gian để quan tâm người khác nghĩ gì về mình, thay vào đó tôi tập trung nhiều vào các bài tập yoga hơn.

Hiện nay, các học viên của tôi đều là bệnh nhân vảy nến, vì thế tôi luôn cố gắng truyền cho họ năng lượng lạc quan. Cùng tới đó là những bài tập yoga cho người bệnh vảy nến hiệu quả. Nhờ vậy, họ đã lạc quan, vui vẻ và chiến thắng được bệnh tật”

3. 3 bài tập yoga cho người bệnh vảy nến

Với những người đã từng luyện tập yoga thì việc làm quen với bài tập yoga cho người bệnh vảy nến khá đơn giản. Bên cạnh đó, những người mới chưa biết nhiều đến yoga thì cần làm quen với những động tác yoga đơn giản. Dưới đây là 3 bài tập đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp mà bạn có thể tham khảo:

3 bài tập yoga cho người bệnh vảy nến
3 bài tập yoga cho người bệnh vảy nến

3.1. Bài tập hít thở

Hít thở sâu là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để bắt đầu cho người mới làm quen với yoga. Cảm nhận về hơi thở cũng là một cách bắt đầu bộ môn thiền định. 

Hít thở sâu đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích trong điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh vảy nến. Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng, lo âu, giảm đau, cải thiện lưu thông máu, giải độc tố, cải thiện thể chất và tinh thần,…

Hơn nữa, bài tập này còn có thể làm tăng tính kiềm của cơ thể. Tính axit nhiều dễ gây ra các rối loạn, trong đó có rối loạn da ở bệnh vảy nến. Tính kiềm giúp việc điều trị vảy nến trở nên hiệu quả hơn.

Cách thực hiện bài tập hít thở sâu:

  • Lựa chọn một nơi yên tĩnh, có thể thực hành mà không bị gián đoạn để bắt đầu bài tập
  • Bước đầu là ngồi thoải mái trên sàn, lưng thẳng
  • Hít từ từ bằng mũi, hít sâu cho đến khi phổi của bạn được lấp đầy không khí trong lành
  • Giữ hơi thở khoảng 5 – 10 giây, rồi thở ra chậm bằng mũi
  • Lặp lại động tác trong khoảng 10 – 15 phút

3.2. Bài tập yoga cho người bệnh vảy nến – Tư thế chào

Tư thế chào còn được gọi là tư thế cầu nguyện hay tư thế ngồi chắp tay. Đây là bài tập tập trung vào thư giãn và thiền định, thường sử dụng kết hợp với bài tập thở sâu. Các bước thực hiện:

  • Ngồi khoanh chân lên sàn
  • Chắp 2 tay như đang cầu nguyện
  • Hít thở sâu, ngồi thẳng lưng, tưởng tượng cột sống đang tạo ra một đường thẳng giữa lòng đất và bầu trời
Tư thế chào (tư thế cầu nguyện)
Tư thế chào (tư thế cầu nguyện)

3.3. Tư thế đứa trẻ

Tư thế đứa trẻ là một trong số bài tập yoga cho người bệnh vảy nến phổ biến nhất và rất dễ thực hiện. Mục đích của tư thế này là thư giãn cơ thể với các bước:

  • Quỳ lên sàn, đầu gối rộng bằng hông và hai đầu ngón chân cái chạm vào nhau
  • Trọng lượng cơ thể dồn vào phần gót chân và thư giãn phần hông
  • Hít thở sâu, duỗi 2 tay qua đầu và từ từ đưa người về phía trước
  • Thư giãn cánh tay để thấy thoải mái hơn, giữ tư thế khoảng 3 phút.

Kết hợp có bài tập yoga, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Sorion – sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến đến từ Ấn Độ. Với các thành phần theo công thức Ayurvedic từ hàng ngàn năm trước của Ấn Độ như dầu dừa, nghệ, lá neem,… Sorion giải quyết các triệu chứng vảy nến như da khô, ngứa, đỏ, có vảy bong tróc.

Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, được chọn lọc đặc biệt, chất lượng cao, đặc biệt không chứa corticoid nên an toàn cho da. Vì thế sản phẩm thích hợp sử dụng lâu dài, chăm sóc chuyên sâu cho làn da. Hiện nay, Sorion được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia trên Thế giới.

Trên đây là những chia sẻ về bài tập yoga cho người bệnh vảy nến. Mục đích của yoga là giảm căng thẳng, từ đó giảm các triệu chứng của vảy nến. Vì thế, giữ một tinh thần thoải mái, thư giãn và tận hưởng không gian yên tĩnh rất tốt trong điều trị vảy nến.

Mọi thắc mắc về các bệnh da liễu như vảy nến, chàm, viêm da cơ địa, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi qua hotline 082 9912 888 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook.

5/5 - (1 bình chọn)
Có thể bạn quan tâm:
Sản phẩm liên quan

Đặt câu hỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *