Bật mí những điều ít ai biết về á vảy nến

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang nghi ngờ bị á vảy nến nhưng chưa biết rõ các dấu hiệu hay triệu chứng? Bạn bị á vảy nến nhưng loay hoay không biết cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Đừng lo lắng, xem ngay bài viết chia sẻ kiến thức ít ai biết về bệnh á vảy nến dưới đây để giải tỏa những nỗi băn khoăn trên.

Á vảy nến
Á vảy nến

1. Á vảy nến là bệnh gì?

Á vảy nến là loại bệnh ngoài da có triệu chứng đặc trưng là tình trạng da khô bong tróc vảy, lộ ra lớp da non đỏ ửng bên dưới. 

Loại bệnh này có triệu chứng tương tự như bệnh vảy nến thông thường nên rất nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu hiểu được cơ thế sinh bệnh cũng như các dấu hiệu đặc trưng sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại bệnh này và có hướng điều trị đúng đắn.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là “Bệnh á vảy nến có lây không?. Theo ý kiến nhận định của chuyên gia, á vảy nến là loại bệnh lành tính không có khả năng lây nhiễm cho người khác cũng như không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mặc dù không có tính truyền nhiễm nhưng loại bệnh này lại có yếu tố di truyền. Nếu bố, mẹ bị bệnh á vảy nến, con sinh ra có tỉ lệ mắc bệnh cao, lên tới 70%.

2. Các thể bệnh á vảy nến và dấu hiệu nhận biết

Tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh, á vảy nến được chia thành 3 thể với các dấu hiệu nhận biết như sau:

2.1. Á vảy nến thể mảng

Á vảy nến thể mảng xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân ngoài 30 tuổi trở lên và thường gặp vào mùa đông. Bệnh có thể tái phát liên tục và kéo dài trong suốt cuộc đời, khó điều trị dứt điểm.

Giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện cụ thể và rõ ràng. Sau một khoảng thời gian, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Da bị tổn thương thành nhiều mảnh liền kề nhau không phân chia viền rõ ràng, không có cảm giác ngứa ngáy.
  • Hình dạng tổn thương có dạng hình ngón tay hoặc hình bầu dục có kích thước từ 2 đến 3 cm.
  • Vị trí thường bị bệnh thường gặp là lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay và cả vùng da đầu.

2.2. Á vảy nến thể giọt

Á vảy nến thể giọt là thể bệnh tỷ lệ người mắc cao nhất và đối tượng bị bệnh đa số là nam. 

Nguyên nhân khởi phát bệnh có thể do sự tăng cường sản sinh ra tế bào mới ở lớp trung bì của da mà không thể kiểm soát được.

Á vảy nến thể giọt được chia thành 2 giai đoạn với những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn cấp tính:

  • Biểu hiệu rất giống với bệnh đậu mùa
  • Cơ thể xuất hiện các nốt hạch, có thể mọc thêm nhiều nốt mụn mủ, nốt sần và xuất huyết.
  • Xuất hiện các cơn đau sốt và đau đầu, xương khớp đau nhức rất khó chịu.
  • Khu vực hay bị bệnh là lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Nếu không được chữa trị kịp thời ở giai đoạn này, bệnh có thể để lại sẹo lõm rất mất thẩm mỹ. Thời gian bị bệnh có thể kéo dài từ 3 tháng đến nửa năm.

Giai đoạn mãn tính:

Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau: 

  • Da bị nổi sần đỏ, kích thước khá lớn từ 2 đến 5mm.
  • Da đóng vảy thành nhiều lớp, liên tục bong tróc và tạo mới, màu đỏ và sẫm.
  • Vị trí cơ thể thường gặp là lòng bàn chân và tay, phần da đầu.

2.3. Á vảy nến thể loang lổ

Á vảy nến thể loang lổ xuất hiện nhiều người trẻ từ 20 tuổi trở lên, tỉ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới. Dấu hiệu nhận biết bệnh thể này như sau:

  • Làn da xuất hiện tổn thương với nhiều vết loang lổ rõ rệt, có màu đỏ pha tím hoặc nguyên đỏ.
  • Vùng da sẽ lan rộng và tổn thương nhiều hơn qua thời gian, da đỏ ửng thậm chí chuyển sang màu đỏ thẫm.
  • Da teo lại và xuất hiện lớp vảy như lớp nến.
  • Mao mạch da bị giãn hoặc nổi lăn tăn trên da.
  • Nếu để lâu không điều trị, da sẽ hình thành những cục u sùi gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Theo các kết quả nghiên cứu và điều trị thực tế, bệnh á vảy nến có thể bùng phát do các nguyên nhân dưới đây:

  • Cơ thể bị dị ứng làm kháng nguyên Ig giải phóng và tích tụ ở trung bì dẫn đến hiện tượng tổn thương ngoài da. 
  • Do di truyền
  • Nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
  • Hệ miễn dịch không ổn định, bị rối loạn.
  • Stress, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
  • Môi trường sống không lành mạnh, nhiều khói bụi, chất độc hại.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày.
  • Tăng cân, béo phì.

4. Phương pháp chẩn đoán

Bệnh á vảy nến có triệu giống với một số bệnh như vảy nến, viêm da nên rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, cần có phương pháp chẩn đoán kỹ lưỡng để xác định bệnh chính xác. 

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, sàng lọc sinh thiết,…

  • Với á vảy nến dạng giọt, để phân biệt với giang mai, bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp cạo vảy Brocq.
  • Á vảy nến thể mảng cần phân biệt với bệnh vảy nến thể mảng.
  • Á vảy nến thể loang lổ làm các xét nghiệm để  phân biệt với  tình trạng á sừng do vi khuẩn, viêm phấn hang Gibert, viêm da,…

5. Cách điều trị bệnh á vảy nến

Bệnh á vảy nến có chữa được không? Xem ngay những cách điều trị hiệu quả dưới đây? 

5.1. Điều trị bằng Tây y

Điều trị á vảy nến thể giọt

Khi bị á vảy nến thể giọt, phương pháp điều trị là kết hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

Liệu pháp điều trị tại chỗ bao gồm: 

Thuốc mỡ corticoid dạng bôi: Bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh để giảm triệu chứng. Tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này là tình trạng teo da, rạn da.. Do đó, cần dùng đúng liều lượng và chỉ định để hạn chế tình trạng trên.

Áp dụng trị liệu PUVA: PUVA (hay còn gọi là biện pháp quang trị liệu) là liệu pháp sử dụng tia UVA có kiểm soát lên vùng da tổn thương để kìm hãm tình trạng bệnh phát triển của bệnh và giảm tổn thương trên da.

Phương pháp điều trị toàn thân sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc uống Corticoid: Ngoài sử dụng Corticoid dạng bôi, bạn có thể được chỉ định sử dụng thêm dạng uống nếu tình trạng bệnh không tiến triển. Cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Vitamin C liều cao: Vitamin C liều cao giúp tăng sinh collagen trong da, từ đó phục hồi các tế bào bị tổn thương. Nên dùng vitamin C theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng quá liều.
  • Kháng sinh (cyclin, disulfone): Kháng sinh có thể được kê đơn trong trường hợp  vết thương nhiễm khuẩn, phòng ngừa bội nhiễm.

Điều trị á vảy nến thể mảng và thể loang lổ

Để điều trị á vảy nến thể mảng và thể loang lổ, bạn có thể sử dụng những liệu pháp sau:

  • Liệu pháp PUVA: Sử dụng tia cực tím để hạn chế tăng sinh tế bào sừng.
  • Thuốc Retinoids: Sử dụng Retinoides có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự  xuất các các lớp vảy nến trên da.
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị tại chỗ ở dạng dung dịch rửa hoặc bôi như Chlormethine, Meschloresthamine…để thoa lên các vùng da bị tổn thương. Từ đó, các cơn ngứa được giảm bớt và phòng  ngừa tình trạng viêm nhiễm.

6.2. Mẹo điều trị á vảy nến tại nhà

Bệnh việc sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể tham khảo thêm các tip trị á vảy nến theo dân gian ngay tại nhà rất đơn giản. Các mẹo điều trị này chủ yếu lấy nguyên liệu từ các loại lá thảo dược tự nhiên trong đời sống nên đảm bảo độ an toàn, mang lại hiệu quả khá tích cực. 

  • Lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, vò nhỏ và cho vào nồi đun sôi với nước. Nước sôi, để nguội và tiến hành rửa những vùng da bị tổn thương do á vảy nến.
  • Lô hội: Rửa sạch lô hội, cắt bỏ vỏ,  làm sạch nhựa vàng rồi trộn với thịt nha đam đã giã nhuyễn đắp lên vùng da bị bệnh. 
  • Lá lốt: Lá lốt già, còn tươi đem rửa sạch và giã nát vắt lấy nước. Sử dụng nước sau khi vắt thoa lên da.
  • Giấm táo: Dùng 2 – 3  thìa giấm pha với nước lọc theo tỉ lệ 1:1, khuấy đều hỗn hợp và thoa lên da. Đợi hỗn hợp khô thì rửa lại với nước sạch.
  • Lá trà xanh: Lá trà xanh đem rửa sạch, đun sôi với nước dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh hằng nhất rất hiệu quả.

7. Chăm sóc người bệnh á vảy nến

Bệnh á vảy nến gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, cần lưu ý chữa trị kịp thời kết hợp với chế độ chăm sóc người bệnh hợp lý, khoa học.

Dưới đây là những lời khuyên cho người bệnh á vảy nến.

  • Vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày, nhất là các vùng da ẩm ướt, nhiều mồ hôi.
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều chất hóa học độc hại.
  • Dưỡng da hằng ngày bằng các loại sản phẩm lành tính để tráng gây hại cho da.
  • Ăn uống khoa học với thực đơn lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây..tránh sử dụng các chất kích thích…
  • Cố gắng giữ tinh thần luôn thỏa mái, lạc quan và tìm cách để giảm tỏa stress, mệt mỏi.
  • Che chắn kĩ càng khi ra đường, tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi,  ánh nắng…
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress..

Bệnh á vảy nến có thể được điều trị khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ theo các phương pháp điều kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt. Khi thấy nghi ngờ bị bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

Hy vọng các kiến thức chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải tỏa được phần nào những băn khoăn, lo lắng về bệnh á vảy nến.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm liên quan

Đặt câu hỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *